About

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

ĐẠI TÁ TÌNH BÁO LƯƠNG NGỌC ANH VÀ NHỮNG BÊ BỐI

2012 truyền thông nước ngoài rộ lên thông tin Đại tá tình báo cộng sản Việt Nam Lương Ngọc Anh dính líu tới nghi án hối lộ để giành được những hợp đồng in tiền cho công ty Securency (Securency là một Cty in tiền ở Úc, thông qua cò môi giới là đại tá tình báo này đưa hối lộ để giành được hợp đồng in tiền polyme cho Việt Nam).

BBC Vietnamese cũng đưa ra các thông tin cho thấy Đại tá này có mối quan hệ tình ái với bà Elizabeth Masamune - cựu đại diện của Austrade (Phòng xúc tiến Thương mại Úc) ở Việt Nam - dẫn theo tờ The Age (Link có trong comment).
Sau đó, các trang mạng khác tìm kiếm được những mối liên quan giữa đại tá tình báo này với các quan chức cấp cao như Lê Đức Thúy (khi đó đang là Thống đốc Ngân hàng Việt Nam) & Lê Đức Minh (con trai Thống đốc). Thậm chí trước đó, Lương Ngọc Anh còn có mối quan hệ thân tín với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (khi đó đang là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN, tiền nhiệm của Lê Đức Thúy) & Bộ Công an Việt nam, thông qua các hợp đồng (mật) về buôn bán vũ khí.
Công ty TNHH Phát triển Công nghệ (viết tắt CFTD .,LTD) của Lương Ngọc Anh được thành lập từ 7/9/1994, số giấy phép kinh doanh là 0100276033. Liên quan tới CFTD này còn có hàng loạt công ty khác. Có thể kể đến là VINASHIN - CFTD., JSC (CÔNG TY CỔ PHẦN VINASHIN - CFTD) có cùng địa chỉ ở Tầng 4, tòa nhà Thành Công, số 57 Láng Hạ, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Hôm nay, báo chí bất ngờ nói đến Le Mont Bavi Resort & Spa - một resort (khu nghỉ mát) cao cấp đang hoạt động nhưng không có giấy phép xây dựng, chưa được phê duyệt dự án. Le Mont lại nằm trong vị trí trọng yếu về quân sự, nhưng Ban chỉ huy địa phương lại không-hề-hay-biết sự tồn tại của nó.
Điều thú vị là: Le Mont Resort 4 sao này thuộc sở hữu của CFTD Lương Ngọc Anh.
Còn quá sớm để kết luận những vụ việc gần đây như là bắt đầu cho một chiến dịch đả hổ diệt ruồi khử muỗi của đảng cộng sản. Nhưng, biết đâu đấy, chờ xem...

Theo Hoàng Dũng

Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

CÔNG AN UỐNG RƯỢU XỈN, RÚT DAO GĂM ĐÂM CÔNG NHÂN

17.000 công nhân Cty Pouchen Việt Nam ở Đồng Nai biểu tình đòi quyền lợi người lao động thì một thằng CA uống rượu say xỉn rút dao găm đâm những Công Nhân Biểu tình. Thằng CA được đó nuôi bằng tiền thuế của những Công Nhân đó được nhận tiền từ ai, được chỉ đạo từ ai để ra tay định giết Công Nhân, nhằm đe dọa những Công Nhân biểu tình.
Bây giờ CA làm tay sai cho các ông chủ, các quan chức CS cầm quyền để trở thành kẻ thù của toàn dân VN, gây bao nhiêu tội ác, bàn tay của CA đã nhuốn rất nhiều máu của dân oan, công nhân biểu tình. CA VN bây giờ "chỉ còn biết, còn đảng thì còn mình".
Ngày 25-2, hơn 10.000 công nhân Công ty Pouchen Việt Nam (xã xã Hóa An, TP. Biên Hòa đã ngừng việc tập thể để đòi quyền lợi. (theo báo Đồng Nai). CA đã cho người len vào nhóm biểu tình để phá thối.
Một vài sự việc được ghi nhận bởi độc giả:
Hôm nay, tại công ty Pounchen thuộc xã Hóa An, tp Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, theo lời mẹ tui kể lại... Nay công nhân đình công, k làm, chỉ vào đó chơi. 1 chú côn an đồ đã uống rượu xỉn trong lúc thi hành công vụ (sai tập 1), thấy 1 người đàn ông đứng gần đó thì "chú côn" chạy tới, móc dao gâm trong người CỐ Ý CHÉM CÁNH TAY CỦA CÔNG NHÂN VÔ TỘI. Trước tình hình đó, số đông công nhân ùa tới cầm máu cho thanh niên xấu số và bao vây chú côn, hỏi:" Anh đó chẳng làm hư hại của công, cũng k làm gì sai quấy, tại sao lại chém anh ta?"
Chú côn rất tỉnh và đẹp trai buông lời vàng ngọc: "Tui là công an, tui đang thi hành công vụ, mấy người có tránh ra k?" Trong lúc 2 bên đôi co, các "đồng chí" của chú côn ùa tới, biết đồng bọn mình làm quấy nên lôi chú lên xe. Công nhân bao lấy chiếc xe k cho chạy, họ nói: "Công an k có quyền đánh dân vô cớ, xuống xe". Các chế ấy đáp: "Anh này k phải công an, tôi có nhiệm vụ đưa về điều tra làm rõ". Dân nói: "k phải công an thì xuống xe". Các chú ấy cứ ở k xuống.
Tiếp đến chuyện khác: 1 công nhân uống rượu và đi rêu rao hết chuyền này đến chuyền khác: "Nghỉ làm nghỉ làm, ngồi chơi đi, công nhân mình phải đoàn kết đình công vì quyền lợi chính đáng của mình". Kết quả, 1 top côn an chạy lại và lôi ổng lên xe. 1 lần nữa, số đông công nhân lại bao vây xe, k cho bắt người. Họ nói:" Ông ấy có làm gì sai đâu?
Theo Bộ luật lao động Vn thì đình công phải đoàn kết nghỉ việc 5 ngày, k làm hư hại của công thì các ông trên mới giải quyết. Đây là quyền lợi của chúng tôi, chúng tôi k làm gì sai, k được đưa ổng về đồn. Vậy là công nhân ùa lên xe lôi người đàn ông đó xuống, các chú côn lẳng lặng bỏ đi.
Từ 2 vụ việc rườm rà trên, đã thu hút đông đảo nhà báo, phóng viên đến khai thác thông tin, giúp những người thấp cổ bé họng đòi lại chút cảm thông từ xã hội chứ chẳng dám mơ sẽ đòi được cái gọi là CÔNG BẰNG.
Tôi khẳng định lời vừa nói hoàn toàn là sự thật, k thêm k bớt, từ người thân đến đồng nghiệp của mẹ tôi họ đều trãi nghiệm câu nói:" Vì nước quên thân vì dân phục vụ."
Lời thuật: FB Đường Yên Tử
Ảnh: FB Lona Nguyễn

Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2016

Doanh nghiệp làm ra 10 đồng bị thuế ăn 4 đồng

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp VN làm ra 10 đồng thì nộp thuế mất khoảng 4 đồng! Nhưng đó chưa phải tất cả...



Mặc dù thuế thu nhập doanh nghiệp đã giảm từ 25% về 22% nhưng theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), tổng thuế mà doanh nghiệp phải nộp vẫn cao hơn nhiều nước trong khu vực, tới gần 39,4% lợi nhuận...

Trong báo cáo Doing Bussiness 2016 vừa được WB công bố, doanh nghiệp VN phải dành gần 40% lợi nhuận để nộp thuế, chưa kể phí và các khoản chi phí “không tên” khác...

Báo cáo năm 2015 nhưng vẫn đứng ở mức khá cao, lên tới 39,4% lợi nhuận để nộp thuế. Và theo cách tính của WB, các khoản được xem là thuế bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế... “Đó là chưa kể thuế VAT đã không được WB tính vào” 

Theo http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20160226/lam-duoc-10-dong-thue-an-4-dong/1057399.html

Cuộc chiến tranh biên giới Việt Nam - Trung Quốc sự thật dần hé mở

CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI 1979
Chúng nó đã giết hại nhân dân chúng ta một cách dã man bằng súng đạn, khi độc, phá huỷ các công trình có hệ thống và có tính toán. Vậy mà, chúng ta vẫn coi chúng là bạn tốt, bạn vàng. Nay chúng nó tiếp tục đưa vũ khí vào chiếm biển đảo của chúng ta thì những sự thật của cuộc chiến 1979 bắt đầu hé mở.



Luật Sư Trần Thu Nam


Việt Nam là nước duy nhất từ chối từ chối James Bond.

   Vì sợ ảnh hưởng đến chính trị, sợ Hollywood vào Việt Nam sẽ làm phim nói xấu về chế độ chính trị ĐCS VN cầm quyền nên Việt Nam là nước duy nhất "dám" từ chối James Bond, nên Hollywood ruồng bỏ Việt Nam.















Nhân Kinh Kong 2, nhìn lại James Bond- Việt Nam là nước duy nhất "dám" từ chối James Bond.
Trước nay, mỗi lần có đoàn phim nước ngoài sang, nhiều người trong chúng ta chỉ quan tâm đến việc phim đó có nói xấu, có xuyên tạc bôi nhọ Việt Nam không, chứ chưa chịu xem đó là cơ hội để mở mang đất nước.
Năm 2007, khi đạo diễn Mỹ nổi tiếng Oliver Stone đến Mỹ Lai (Quảng Ngãi) để chuẩn bị cho bộ phim “Pinkville” (Đề cập đến vụ thảm sát Mỹ Lai), một số “chuyên gia” kỳ cựu đã khẳng định: Oliver Stone sẽ không quay phim này tại Việt Nam!
... Và thực tế đúng như vậy. Họ còn chắc như đinh đóng cột rằng, trong tương lai sẽ không còn những phim lớn đến quay tại Việt Nam, nếu không có sự thay đổi mang tầm... quốc gia.
Cảm ơn người láng giềng Việt Nam!
Cuộc chiến Việt Nam đã khiến cái tên Việt Nam trở thành một chủ đề lớn của điện ảnh thế giới suốt mấy chục năm. Tổng cộng trên thế giới có trên 70 phim liên quan đến chiến tranh Việt Nam, trong đó 99% là phim Mỹ (tất nhiên vì họ là nhân vật chính của cuộc chiến) còn lại là lẻ tẻ vài ba bộ phim của Hong Kong, Hàn Quốc...
Trong số này, một số phim đã trở thành những kiệt tác kinh điển của điện ảnh thế giới như: “Coming Home” (Hồi hương - 3 giải Oscar 1978), “Forrest Gump” (6 giải Oscar 1994), “Born on the 4th of July” (Sinh ngày 4/7 - 2 giải Oscar 1989), “Apocalyse Now” (Ngày tận thế - 2 giải Oscar và Cành Cọ Vàng LHP Cannes 1979), “Birdy” (Ước là chim - Giải thưởng lớn BGK tại LHP Cannes 1984), “Full Metal Jacket” (Áo giáp thép - Đoạt hàng chục giải thưởng điện ảnh lớn nhỏ trên thế giới)...
Nhưng điều đáng nói ở đây là hơn 70 phim về đề tài chiến tranh Việt Nam (tất nhiên bao gồm cả những kiệt tác nêu trên)... đều không quay ở Việt Nam! Điều này cũng dễ hiểu bởi khoảng 10 năm đầu sau 1975, lệnh cấm vận nghiêm ngặt của chính phủ Mỹ khiến các dự án phim Mỹ không thể quay ở Việt Nam. Tuy nhiên đối với các nhà làm phim và đạo diễn có nhiều quyền lực, lệnh cấm vận của chính phủ Mỹ chẳng là gì, nếu họ thật sự muốn quay bộ phim tại chính nơi câu chuyện diễn ra.
Các nhà làm phim đã tìm đến các nước Đông Nam Á và họ phát hiện ra rằng, khí hậu, bối cảnh, thời tiết, và con người ở những nước này cũng tương tự như ở Việt Nam - đặc biệt giống nhất là Philippines (2 siêu phẩm “Apocalypse Now” và “Platoon” đều được quay toàn bộ ở đây).
Sau này, tình hình chính trị bất ổn và sự nổi dậy của các nhóm phiến quân, nạn bắt cóc và khủng bố khiến Philippines phải nhường... Việt Nam lại, và Thái Lan trở thành... bối cảnh Việt Nam được ưa thích nhất của các nhà làm phim phương Tây.
Chỉ trong khoảng 25 năm từ 1975 - 2000, hàng loạt bộ phim có liên quan đến câu chuyện, bối cảnh, và con người Việt Nam đã mang lại không biết bao nhiêu lợi ích... cho các nước trong khu vực: Hàng chục triệu USD đổ vào cho mỗi dự án, tạo công ăn việc làm cho người dân.
Quan trọng nhất là nhân sự của nước đó tiếp cận được với công nghệ làm phim đỉnh cao. Chuyên môn sản xuất phim được rèn luyện và đào tạo miễn phí, góp phần nâng tầm kỹ thuật cho điện ảnh của nước sở tại.
Khi phim chiếu ra, hàng triệu khách du lịch đổ xô đến những nơi dùng làm bối cảnh phim. Khi phim đoạt giải, những lời cảm ơn có cánh bay tới tấp đến đất nước đã cho mượn địa điểm giả làm bối cảnh Việt Nam...
Còn chúng ta thì sao?
Cầm vàng... sao để vàng rơi?
Ít ai biết cách đây gần 20 năm (khoảng 1990), đạo diễn Oliver Stone đã sang Việt Nam để xin chính thức quay bộ phim thứ 3 của ông về đề tài chiến tranh Việt Nam, “Heaven & Earth” (Trời và đất). Lúc ấy danh tiếng của Oliver Stone đang ở trên đỉnh cao, vì ông vừa mới đoạt giải Oscar lần thứ 2 với phim “Sinh ngày 4/7”.
Ở đây mọi thứ đều suôn sẻ, ngoại trừ kịch bản có một vài chi tiết nhạy cảm liên quan đến hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng, khi Oliver được yêu cầu phải cắt, ông đã nửa đùa nửa thật rằng: “Ngay cả ở Mỹ, tổng thống cũng không được quyền đòi cắt kịch bản của tôi!”.
Tuy nhiên vì rất muốn quay một bộ phim tại chính vùng đất đã mang lại nhiều vinh quang cho mình, nên Oliver Stone chấp nhận sửa lại chứ không cắt. Tuy nhiên đề nghị này của ông không được chấp nhận. Thế là Oliver Stone, cùng các nhà sản xuất quyết định cầm hơn 30 triệu USD chuyển sang Thái Lan để làm giả bối cảnh Việt Nam!
Duyệt kịch bản và cấp giấy phép cũng là chuyện bình thường trên thế giới, nhưng một thời kỳ dài ở ta là điều khó hiểu đối với các đoàn phim nước ngoài, kể từ sau vụ bộ phim Hong Kong đầy tai tiếng “Yêu tiếng hát Việt Nam" - khiến hàng loạt quan chức bị kỷ luật ở cuối thập niên 1980.
Kịch bản nước ngoài xin phép sản xuất tại Việt Nam đều phải duyệt càng lúc càng khó khăn, chỉ cần có chi tiết dễ liên tưởng đến những vấn đề nhạy cảm, là phải sửa hoặc “stop”.
Nhưng có lẽ điều khiến các nhà làm phim nước ngoài vào Việt Nam sợ nhất là thời gian chờ đợi để có giấy phép. Không ít dự án phim bị "chìm xuồng" vì chờ duyệt không nổi. Đồng tiền của nhà sản xuất phải luân chuyển để đầu tư vào chỗ khác!
Nguyên do chậm thì nhiều, nhưng có lẽ bắt nguồn từ năng lực thẩm định, qua ý kiến của nhiều người vì... sợ trách nhiệm! Trong lịch sử làm dịch vụ phim nước ngoài, chúng ta chưa bao giờ xem việc chào đón các dự án phim nước ngoài đến quay tại Việt Nam như một cơ hội làm ăn và quảng bá hình ảnh đất nước, mà luôn đối xử với họ như kiểu... ban ơn!
Năm 1999, bộ phim “Going Back” (sau này công chiếu đổi lại thành “Under Heavy Fire”) đã được cấp phép quay tại Việt Nam, nhưng lại bị “sao quả tạ” chiếu vào! Đây là phim chiến tranh, các loại đạo cụ súng ống hạng nặng ta không có, phải nhập vào từ nước ngoài thì các cấp có trách nhiệm ngại ngùng, phải đi lòng vòng xin phép các nơi cực kỳ mệt mỏi.
Đến khi họ không thể chờ đợi và chấp nhận sử dụng quân khí trong nước, thì riêng việc xin phép đi tham quan tại các bảo tàng quân sự cũng phải chờ sự chấp thuận của... Bộ Quốc phòng! Rốt cuộc đoàn “Going Back” đã kéo sang Philippines quay và không hẹn ngày trở lại như cái tên phim!
Năm 2001, bộ phim kinh dị của Hàn Quốc về chiến tranh Việt Nam, “R-Point” (Điểm R) cũng đã có giấy phép quay sau bao gian truân. Nhưng rồi họ cũng bị vướng phải rào cản: khí tài chiến tranh. Trong phim có một cảnh phải xuất hiện chiếc trực thăng chuồn chuồn của Mỹ (sử dụng trong chiến tranh Việt Nam).
Loại này ở ta cũng có, nhưng tất cả đều đã hết giờ bay từ rất lâu, nên phía Hàn Quốc đề nghị mang trực thăng từ nước ngoài vào. Vì phải chờ quá lâu để có câu trả lời chính thức từ phía Việt Nam về việc này, nên đoàn “R-Point” đã sang Campuchia để thực hiện bộ phim!
Cột mốc Bond 18!
Năm 1995, vài tháng sau khi tổng thống Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, một đoàn tiền trạm từ Mỹ đến Việt Nam để khảo sát bối cảnh cho một bộ phim. Đi khảo sát nơi đâu hoặc đến đâu họ cũng để lại name card, trên đó có in rõ logo nổi tiếng của loạt phim về siêu điệp viên James Bond 007: 2 số 0 và số 7 cách điệu từ khẩu súng lục.
“James Bond” là loạt phim nổi tiếng nhất thế giới. Nhân vật điện ảnh bất tử này tồn tại đã trên nửa thế kỷ mà vẫn luôn ăn khách. Đặc điểm của phim “007” là quay ở nhiều nước. Họ đến quay ở đâu, danh tiếng của bộ phim là đảm bảo bằng vàng cho du lịch ở đó phát triển.
Việc “James Bond 007” “mở hàng” cho một bộ phim Mỹ đầu tiên quay tại Việt Nam thu hút sự quan tâm của cả Hollywood, bởi lúc ấy việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam sẽ mở ra một cơ hội tốt cho các bên và điện ảnh là cú hích hàng đầu. Thậm chí khi nghe “007” chuẩn bị ở Việt Nam, vợ chồng Tom Cruise và Nicole Kidman đang đi du lịch ở châu Á, đã bí mật ghé sang Việt Nam để gặp gỡ các nhà sản xuất...
Bộ phim lúc ấy chưa có tên chính thức, chỉ có tên tạm đặt là “Bond 18”. Vì tính chất quan trọng của bộ phim nên việc duyệt và cấp phép phải có sự chấp thuận từ các cơ quan có thẩm quyền cao nhất. Ngày nhận được quyết định chính thức, cả đoàn Bond đã khui champagne ăn mừng và lập tức triển khai rầm rộ.
Họ dự định sẽ quay 3 tuần và chuẩn bị trong 3 tháng, chỉ cho một trường đoạn hấp dẫn nhất của phim: Cảnh rượt đuổi bằng xe máy BMW phân khối lớn giữa Pierce Brosnan, Dương Tử Quỳnh và những kẻ xấu. Ngoài ra còn thêm một vài cảnh quay ở Vịnh Hạ Long. Dự kiến họ sẽ tiêu tốn khoảng 5 triệu USD chỉ trong vài tháng ở Việt Nam.
Mọi việc đang tiến triển tốt đẹp thì ngày định mệnh đến. Buổi sáng hôm ấy vừa có thêm giấy phép chấp thuận từ Ủy ban nhân dân Tp.HCM, thì ngay chiều hôm đó, một công điện khẩn từ Cục Điện Ảnh gửi vào buộc phải dừng khẩn cấp mọi hoạt động của đoàn Bond 18 tại Việt Nam, mà không đưa ra một lời giải thích!
Sự kiện Việt Nam từ chối Bond 18 đã gây chấn động Hollywood và làm cả châu Á phải tiếc nuối, trừ Thái Lan... “vô tình lượm được cái bình!”. Một nhà sản xuất phim người Philippines bình luận về sự kiện này: “Có lẽ Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới “dám” nói không với James Bond. Nếu chỉ cần biết Bond có quan tâm đến Philippines một chút thôi, nước chúng tôi chắc chắn sẽ trải thảm đỏ để rước họ vào”.
Việc chuyển bộ phim sang Thái Lan là chuyện nhỏ đối với đoàn “Bond 18” dù thiệt hại của họ là rất lớn, nhưng tác hại của nó với Việt Nam là không sao tính nổi! Hàng loạt dự án chuẩn bị triển khai có liên quan đến Việt Nam, lập tức bị hoãn vô thời hạn với lý do mà bất cứ hãng phim nào của Hollywood cũng phải ngán: Không một ngân hàng hay tập đoàn tài chính bảo hiểm nào trên thế giới dám nhận bảo hiểm cho một bộ phim triển khai tại Việt Nam, vì rủi ro quá lớn!
Sau này khi xem “Tomorrow Never Dies” (tức “Bond 18”), không ai hiểu nổi lý do vì sao bộ phim bị đối xử như vậy. Và “nghi án” này đã khiến Việt Nam nằm trong danh sách những địa danh mà các đoàn phim Hollywood... không dám đặt chân tới! (“Người Mỹ trầm lặng” quay tại Việt Nam năm 2000 chỉ là một phim nhỏ không thuộc hệ thống của Hollywood).
Nếu bạn được xem các show diễn “007” khi đi du lịch Thái Lan, có phải móc tiền túi để được xem Vịnh Hạ Long và đường phố Sài Gòn “dỏm” ở Thái Lan, thì cũng ráng mà ngậm đắng nuốt cay... vì nghịch lý: Người Thái tuy “trâu chậm” nhưng lại “uống nước trong”.
Cơ hội ngày càng khó
Khoảng 3 năm trở lại đây, các hãng phim lớn nhất thế giới đã thống nhất đưa ra một quan điểm đầu tư điện ảnh mới. Sẽ không có chuyện các dự án triệu đô tự động “nộp mạng” cho các nước như trước đây. Mà chính các nước được chọn làm bối cảnh sẽ phải đưa ra những ưu đãi, và cam kết đặc biệt của chính phủ về chính sách thuế (tiếng Anh tạm gọi là Film Production Incentive) khi họ đổ hàng triệu USD vào nước đó để sản xuất phim. Nước nào đưa ra chính sách ưu đãi kinh tế tốt nhất, các đoàn phim sẽ tới.
Chính sách này hiện đang rất phổ biến trên thế giới (ngay cả trong nước Mỹ, mỗi bang đều đưa ra những chính sách khác nhau để lôi kéo các đoàn phim). Ở châu Á, đã có nhiều nước tham gia, Thái Lan cũng đang chuẩn bị lộ trình để nhanh chóng gia nhập Incentive.
Nhưng họ cũng biết rõ lợi thế của mình với Hollywood - Muốn quay phim về Việt Nam... chỉ có cách tốt nhất là đến Thái Lan! Đó là lý do vì sao Oliver Stone khi chuẩn bị cho “Pinkville” đã chọn sản xuất ở Thái từ lâu, và việc đến Việt Nam chỉ hoàn toàn mang tính ngoại giao thăm hỏi!
Trước nay, mỗi lần có đoàn phim nước ngoài sang, nhiều người trong chúng ta chỉ quan tâm đến việc phim đó có nói xấu, có xuyên tạc bôi nhọ Việt Nam không, chứ chưa chịu xem đó là cơ hội để mở mang đất nước.
Mà thật ra cũng dễ thấy, nếu thực sự muốn làm điều xấu thì họ sẽ sang nước khác quay chứ dại gì làm ở Việt Nam. Gần 70 phim truyện về đề tài chiến tranh Việt Nam (trong đó có rất nhiều phim xuyên tạc bôi nhọ), có phim nào quay ở Việt Nam đâu! Trong khi đó những đoàn phim đến Việt Nam thật sự bằng thiện chí thì chúng ta đã cư xử với họ thế nào!?
Đã quá muộn để sửa sai, vì chúng ta đã mất khoảng 20 năm niềm tin để hội nhập với thế giới điện ảnh. Nay cơ hội đó càng khó khăn hơn gấp vạn lần với quy chế Incentive đang áp dụng trên toàn cầu. Nói là khó khăn bởi hiện nay, dù những người trong ngành quản lý điện ảnh có biết đến quy chế Incentive, nhưng để vận dụng được ở Việt Nam sẽ phải mất rất nhiều thời gian.
http://suckhoedoisong.vn/vi-sao-hollywood-ruong-bo-viet-nam-n73708.html

Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

Doanh nhân Lê Xuân Hà Giang - Tấm gương doanh nhân làm theo lời bác

Ông Lê Xuân Giang CTHĐQT công ty cổ phần Liên Kết Việt là thành viên của tập đoàn y tế bộ quốc phòng, độc quyền phân phối máy tự động Ozone ... và máy vật lý trị liệu ... . Công ty đã được nhận vinh dự được tặng cúp vàng vinh dự sản phẩm được tin dùng 2013 và thương hiệu Việt Nam phát triển bên vừng 2014. Ông Lê Xuân Giang được nhận giải thưởng “Doanh nhân làm theo lời Bác” năm 2014.



Với các danh hiệu trên các lãnh đạo của công ty Liên Kết Việt vừa bị Bộ Công An Việt Nam bắt tạm giam với cáo buộc "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" của hơn 60.000 người, với số tiền lên đến 1.900 tỷ, truyền thông trong nước đưa tin.

Công ty này bị cáo buộc "mạo nhận trực thuộc bộ quốc phòng để lừa đảo". Công ty Liên Kết Việt bán các sản phẩm thực phẩm chức năng, máy vật l‎ý trị liệu, máy khử độc Ozone và nói các sản phẩm này có hợp tác với “các đơn vị Bộ Quốc Phòng”.

Rõ ràng năm 2014 Lê Xuân Hà Giang đã được trao tặng Doanh Nhân làm theo lời Bác và được tổ chức vinh doanh đã nói là công ty Liên Kết Việt thuộc là thành viên của bộ quốc phòng, tổ chức vinh danh đó phải điều tra kĩ càng mới dám công bố như thế, tổ chức vinh doanh phải gặp những người đại diện cho tập đoàn bộ y tế để xác nhận, và công bố trên truyền thông đại chúng. Vậy năm 2014 tập đoàn bộ y tế bộ quốc phòng không phủ nhận đi mà sao đến khi vụ việc vỡ lỡ thì mới phủ nhận.

Nếu không có tập đoàn y tế bộ quốc phòng và các tổ chức vinh doanh tiếp tay thì lệu người dân VN có bị lừa đến thế không? giờ vụ việc vỡ lỡ tất cả đều chối tội, phải điều tra những kẻ có liên quan, những kẻ đã ngậm tiền của cty Liên Kết Việt tiếp tay để cty đa câp LKV lừa bịp người dân VN.

Giờ vụ việc đã rõ ràng như thế, nhưng đài truyền hình VN VTV lại cũng tiếp tay nhằm che đậy nhưng người có liên quan chạy tội, VTV lừa bịp của toàn thể dân chúng VN bảo tập đoàn y tế bộ quốc phòng không liên quan. Dân còn tin ai được nữa, đến VTV truyền thông của cả quốc gia còn lừa bịp?





Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016

Nhà nước Việt Nam chuẩn bị tăng thuế môi trường lên 4000 đồng trên một lít xăng

Giá xăng có thể tăng lên 4000 đồng/lit xăng tiền thuế bảo vệ môi trường. 4.000 đồng/lít tiền thuế bảo vệ môi trường có quá hút máu người dân Việt Nam không vậy, tiền thuế đó chế độ ĐCS VN cầm quyền dùng để bảo vệ môi trường thực thụ hay để các quan chức ĐCS VN ăn chia trên xương máu người dân Việt Nam.



Tất cả các mặt hàng hóa đều đánh vào tiền thuế bảo vệ môi trường rồi, vậy giờ sao lại thu vào giá xăng lên đến 4000 đồng/lit vây? Nhà nước Việt Nam đã làm những gì để bảo vệ môi trường ở VN? Giờ liệt kê lại thì gần như sông ngòi ở các khu vực thành phố nào cũng bị ô nhiễm trầm trọng, ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM thì bị ô nhiễm trầm trọng, ra đường gần như phải đeo khẩu trang, cây thì chặt nhiều hơn trồng. ...

Hỏi thực sự ĐCS VN hay nhà nước VN đã thực sự chi được bao nhiêu tiền thuế bảo vệ môi trường để nhằm bảo vệ môi ở đất nước VN, hay chỉ nhằm vào túi tham vô đáy của đám quan lại ĐCS VN cầm quyền. Giờ ai chống đối, lên tiếng nói thì bị đàn áp, bắt bớ bỏ tù, gán cho tội chống đối nhà nước, chống đối lại ĐCS VN cầm quyền. Giờ ĐCS VN cầm quyền muốn dân VN ngu đi, để không dám đấu tranh để các quan chức bộ máy cầm quyền ĐCS VN thi nhau hút máu người dân.


Giờ thử so sánh chế độ ĐCS VN cầm quyền và thực dân Pháp thời xưa thì xem độ hút máu của người dân VN ai tàn bạo hơn?

Nguồn lấy từ vietnamnet:

 "Giá xăng có thể phải cõng 4.000 đồng/lít tiền thuế bảo vệ môi trường thay vì 3.000 đồng/lít như hiện nay. Bộ Tài chính đang nghiên cứu về khả năng sẽ tăng kịch trần thuế này cho mặt hàng xăng dầu."

http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/290459/xang-se-tang-them-1-000-dong-vi-thue.html


Sự thật về nhân vật Lê Văn Tám

SỰ THẬT LỊCH SỬ CẦN ĐƯỢC TÔN TRỌNG - KHÔNG THỂ VÌ MỘT LÝ DO NÀO ĐÓ MÀ ĐỔI TRẮNG THAY ĐEN, CÀO BẰNG LỊCH SỬ ĐƯỢC!!!. CẦN TRẢ LẠI SỰ THẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM VỀ NHÂN VẬT LÊ  VĂN TÁM.
Về nhân vật Lê Văn Tám

GS Phan Huy Lê đã tóm lược về nhân vật Lê Văn Tám này một cách đầy đủ theo lời kể và lời dặn của GS Trần Huy Liệu như sau:
GS Trần Huy Liệu giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin tuyên truyền trong Chính phủ lâm thời từ ngày 28/8/1945, nên lúc bấy giờ GS nói rõ là muốn tạo dựng nên một biểu tượng anh hùng để tuyên truyền, cổ vũ tinh thần chiến đấu.
Vào khoảng tháng 10/1945, nhân có vụ kho xăng của Pháp ở Thị Nghè bị đốt cháy và được loan tin rộng rãi trên báo chí trong nước và đài phát thanh của Pháp, đài BBC của Anh; nhưng không biết ai là người tổ chức và trực tiếp đốt kho xăng nên GS Trần Huy Liệu đã "dựng" lên câu chuyện thiếu niên Lê Văn Tám tẩm xăng vào người rồi xông vào đốt kho xăng địch cách đấy mấy chục mét.
GS giải thích là thời Nam Bộ kháng chiến, có bao nhiêu tấm gương hy sinh vì Tổ quốc, nhưng “dựng” chuyện thiếu niên Lê Văn Tám là nghĩ đến biểu tượng cậu bé anh hùng làng Gióng (Phù Đổng Thiên Vương), còn việc đặt tên Lê Văn Tám là vì họ Lê Văn rất phổ biến ở nước ta và Tám là nghĩ đến Cách mạng tháng Tám.
Theo ý kiến của chính GS Trần Huy Liệu thì một cậu bé tẩm xăng vào người rồi tự đốt cháy thì sẽ gục ngay tại chỗ, hay nhiều lắm là chỉ lảo đảo được mấy bước, không thể chạy được mấy chục mét đến kho xăng. GS đã tự trách là vì thiếu cân nhắc về khoa học nên có chỗ chưa hợp lý. Điều căn dặn của GS Trần Huy Liệu là: Sau này khi đất nước yên ổn, các nhà sử học, nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa...

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

Tạm đình chỉ nhà thờ tổ của Hoài Linh

Công trình nhà thờ tổ nghiệp của danh hài Hoài Linh tại quận 9, TP.HCM do không có giấy phép xây dựng nên đã bị lập biên bản, xử phạt hành chính.
Như vậy tin đồn về việc Hoài Linh bỏ về Mỹ trước đây là có cơ sở, không có lửa sao có khói, chỉ là tin đồn đó được người ta đưa tin hơi quá.

Chiều 24/2, nguồn tin của Pháp Luật TP.HCM cho biết như trên. Và với vi phạm này, theo quy định, công trình xây dựng của Hoài Linh cũng bị tạm đình chỉ thi công.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, vào tháng 9-2015 ông Võ Nguyễn Hoài Linh (tên thật của danh hài Hoài Linh) bắt đầu tổ chức thi công một số hạng mục của công trình nhà thờ tổ nghiệp trên khu đất rộng hơn 7.000 m2 tại phường Long Phước, quận 9.
 Một số hạng mục được xác định xây dựng không phép của Hoài Linh.

Tại thời điểm trên, khu đất xây dựng công trình vẫn là đất nông nghiệp, chưa chuyển mục đích sử dụng để xây dựng công trình. Theo đó, các hạng mục đang xây dựng tại đây cũng được đơn vị chức năng của quận 9 xác định không có giấy phép.
Với hành vi vi phạm trên, ngày 16-2-2016, UBND quận 9 đã ban hành quyết định xử phạt hành chính về hành vi xây dựng không phép đối với ông Hoài Linh với số tiền phạt hơn 6,2 triệu đồng. Hiện ông Linh cũng đã nộp đủ số tiền phạt vào Kho bạc Nhà nước quận 9.
Theo quyết định xử phạt của UBND quận 9, ông Hoài Linh đã tổ chức thi công ba hạng mục công trình không phép với tổng diện tích hơn 500 m2, gồm các hạng mục như mái ngói, cột cây, vách cây, tiểu cảnh…
Nguồn tin của Pháp Luật TP.HCM xác nhận thêm, do công trình xây của ông Linh xây trên đất nông nghiệp và không có giấy phép xây dựng nên buộc phải đình chỉ thi công để bổ sung các thủ tục pháp lý liên quan như chuyển mục đích sử dụng đất và giấy phép xây dựng.

Một cán bộ tham gia xử lý vụ việc trên cho biết thêm, trong thời gian qua, chính quyền địa phương luôn tạo điều kiện thuận lợi để ông Linh hoàn thành các thủ tục pháp lý ( chuyển mục đích sử dụng đất, xin giấy phép xây dựng). Thế nhưng không hiểu vì nguyên nhân gì, khi chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý, ông Linh đã tổ chức thi công xây dựng trước.
Về hướng xử lý, vị cán bộ trên cho biết, sẽ áp dụng theo thông tư số 02/2014 ngày 12/2/2014 của Bộ Xây dựng (về xử phạt vi phạm hành chính đối với công trình xây dựng sai phép, không phép ). Cụ thể hơn để các hạng mục xây dựng trái phép được tồn tại, chủ sở hữu ( ông Hoài Linh –PV) phải nộp phạt với số tiền bằng 40% trên tổng giá trị xây dựng công trình.
Trao đổi với chúng tôi, một số cán bộ thanh tra xây dựng ở TP.HCM có chung nhìn nhận, dù được công chúng mến mộ thế nào thì ông Linh cũng là một công dân, phải tuân thủ theo pháp luật.
“Khi phát hiện ông Linh xây dựng công trình không phép, theo quy định phải lập biên bản yêu cầu dừng thi công ngay, sau đó tiến hành xử phạt hành chính. Nếu vì nể nang mà bỏ qua các vi phạm, để ông Linh xây dựng tiếp khi chưa hoàn tất các thủ tục pháp lý thì công tác quản lý nhà nước sẽ bị xem thường”, một cán bộ thanh tra xây dựng nhấn mạnh thêm.
Theo Trung Thanh/Pháp luật TP.HCM

Câu phát ngôn kinh điển của Hoàng Trung Hải làm cả cộng động mạng xôn xao

    Với câu phát ngôn của Hoàng Trung Hải ""Thà sống nghèo nhưng công bằng và yên bình còn hơn là cuộc sống giàu mà bon chen, không an toàn"." đã làm cho công động mạng xôn xao.

    Câu phát ngôn đó làm cho cộng đồng đặt câu hỏi liệu có an toàn thực sự không?. Thắc mắc được tổng hợp: An toàn mà người dân VN ăn chất độc hại đứng top thế giới, người chết bị bệnh ung thư lớn nhất thế giới, tai nạn giao thông đứng top thế giới, vì đói nghèo mà người dân VN phải tha phương cầu thực xuất khẩu lao động kháp thế giới, phụ nữ phải ra nước ngoài đi làm người ở cho các gia đình các nước TB, phụ nữ được các gia đình các nước TB mua để làm vợ cho những kẻ nát rượu, bị bệnh down ...

   Dưới đây là tổng hợp từ cộng đồng mạng xôn xao trước câu phát ngôn kinh điển đó.

 - đúng là "Thà giàu có mà sung sướng còn hơn sống nghèo khổ mà thiếu thốn!" 
colonthree em
 -  Yên bình nhưng toàn ăn, hít hàng nhập lậu từ Fide nên sắp ung thư xuống hố cả nút rồi Ngài à :))

 -  .còn hơn giàu mà ếu có cái tượng đài namek cao nhất hệ mặt trời
colonthree emoticon chưa kể lâu lâu ngắm tượng quên mọe luôn cái nghèo

colonthree emotic chưa kể lâu lâu ngắm tượng quên mọe luôn cái nghèoĐúng tay sai của lũ giặc cỏ phương Bắc, suy nghĩ bần nông vkl 
   ...


Liệu người dân Việt Nam đến lúc nào có thể chọn đúng nghĩa một lãnh đạo thực thụ đây? Giờ đây chỉ là cơ cấu của một đảng cầm quyền tự cơ cấu cho nhau theo mua chức bán quyền, phe cánh nhóm lợi ích với nhau.



Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016

Bài báo bịp bợm về nam sinh tạm dừng du học tại Anh lên đường nhập ngũ

   Một bài báo đã tự bịa ra một trường hợp nam sinh tạm dừng du học tại Anh để nhập ngũ. Một tờ báo mạng nổi tiếng nhất nhì ở VN như VietNamnet mà bịa ra một câu chuyện để đi lừa bịp thiên hạ thì cho thấy chế độ này quá thối nát lắm và bệnh hoạn lắm rồi, lừa người dân thiếu hiểu biết bằng mọi cách. Không có trường nào ở Anh tên là  London School of Commercial  cả.

  Mục đich của bài báo này bịa ra để nhằm mục đích gì, được sự chỉ đạo từ ai, từ cấp nào, từ ban tuyên giáo nào?
 
  Dưới đây là một số đoạn trích từ bài báo, mọi người có thể kiểm chứng sự là bịp này:

 " Học trường quốc tế và đang du học ở Anh nhưng Ngô Quang Huy đã quyết định xin dừng học để viết đơn xin nhập ngũ. Anh là 1 trong 16 công dân tự nguyện viết đơn xin nhập ngũ lần này tại quận Thanh Xuân, Hà Nội."
                                            


 Tân binh Ngô Quang Huy (phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân), một trong 16 trường hợp tình nguyện viết đơn xin được nhập ngũ của quận Thanh Xuân từng học ở Trường Song ngữ Quốc tế Horizon và du học ở Trường London School of Commercial (Vương quốc Anh) đã được giao về Đại đội 10, Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 692, Sư đoàn 301. 

Nguồn http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/290619/nam-sinh-tam-dung-du-hoc-tai-anh-len-duong-nhap-ngu.html

                                  

GỬI CÁC BẠN BẢN TIN VỀ Thông tư 01/2016/TT-BCA: Cấm cảnh sát giao thông “núp lùm”

   Càng ngày tri thức của người dân càng ngày càng tăng, dân không sợ CA nữa, mà CA phải trở về bản chất thực của chính mình, đó là phục vụ người dân, chứ không phải phục vụ quan chức CS nữa. Trước đây là đất nước Việt Nam là đất nước CA trị, giờ cần phải xoa bỏ cơ chế CA trị (chỉ biết còn đảng, thì còn mình).

GỬI CÁC BẠN BẢN TIN VỀ Thông tư 01/2016/TT-BCA: Cấm cảnh sát giao thông “núp lùm”


3 Điểm chính trong thông tư mà các bạn cần biết CSGT không có quyền được làm khi thi hành công vụ:
- Cảnh sát giao thông mặc quân phục thì buộc phải tuần tra, kiểm soát một cách công khai chứ không được “núp lùm” để xử phạt người vi phạm giao thông.

- Không được chỉ gậy vào người tham gia giao thông khi người ta có sai phạm...

Phải chấm dứt ngay tình trạng đứng núp khi làm nhiệm vụ. Nghiêm cấm việc rút, giật chìa khóa trên xe người vi phạm”.

Đó là khẳng định của đại tá Đào Vịnh Thắng, trưởng Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an Hà Nội, khi trao đổi với Tuổi Trẻ về việc chấn chỉnh những việc làm chưa đúng của lực lượng CSGT thủ đô. Ông Thắng cho biết:

Thứ Hai, 22 tháng 2, 2016

Hàng loạt quan chức tai to mặt lớn đỡ đầu cho công ty Liên Kết Việt

   Ai đã giúp sức Công ty Liên Kết Việt? Các bạn xem những bức ảnh.

   Hàng loạt quan chức tai to mặt lớn và các tướng tá của cộng sản, có cả Tư Sâu và "bồ tát" Đỗ Mười cùng với: Ông Nguyễn Văn Quyền-Chánh Văn phòng TW Đảng, Thướng tướng Nguyễn Văn Được-Thứ trưởng BQP, ông Nguyễn Đức Thanh-Phó Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu-Thứ trưởng BQP, Thiếu tướng PGS.TS Nguyễn Đình Chiến-Viện trưởng Viện chiến lược BQP...Ôi, nhiều quá, kể không xiết!