About

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chinh Tri. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chinh Tri. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 10 tháng 3, 2016

Bị đuổi học vì không đoáng đoàn phí

Đoàn hội thì cũng là một hội, một tổ chức, và là một công dân, một thanh niên đều có quyền tự do thích tham gia hội này hội nó đó là quyền của họ, không ai ép buộc họ phải tham gia hội doàn này hội đoàn nọ. Chỉ có những động vật chưa tiến hóa nên không hiểu quyền của một con người nên mới áp đặt một con người theo các quy tắc của mình tự đặt ra một cách độc tài độc đoán như vậy.


DƯỚI MÁI TRƯỜNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA HỌC SINH, SINH VIÊN PHẢI BỊ BUỘC THỰC HIỆN NHỮNG VIỆC VÔ LÝ:
- Nhồi nhét chính trị
- Tính thang điểm theo con ông cháu cha, gia đình cách mạng
- ĐÓNG ĐOÀN PHÍ…
Khi sinh viên nói “Thưa thầy! Em không biết tiền Đoàn phí của em được sử dụng vào mục đích gì nên em không đóng”. 
Thầy trả lời“Nếu anh không đóng tiền Đoàn phí thì anh ra khỏi lớp cho tôi.”
==============================
BỊ ĐUỔI HỌC VÌ KHÔNG ĐÓNG ĐOÀN PHÍ

Trên fb cá nhân của mình, sinh viên Phạm Hà Nam cho biết: Do không đóng Đoàn phí nên bị giáo viên môn Tài nguyên Sinh vật Kiều Mạnh Hưởng đuổi ra khỏi lớp, không cho tiếp tục học và dọa hạ hạnh kiểm xuống loại kém.

Sinh viên Hà Nam cho rằng việc anh không đóng phí sinh hoạt đoàn đội thì chỉ có thể đuổi anh ra khỏi đoàn chứ không thể làm như vậy.

Chiều 9/3 anh đã soạn ra nội dung đơn khiếu nại để ngày 10/3 sẽ gửi tới Giám đốc Trường Đại học Lâm nghiệp.

Dưới đây là nội dung:

"ĐƠN KHIẾU NẠI
(V/v thầy Kiều Mạnh Hưởng đuổi sinh viên ra khỏi lớp học và đe dọa không cho học nữa vì không đóng Đoàn phí)

Đồng nai, ngày 10, tháng 3, năm 2016

Kính gửi: Thầy TRẦN QUANG BẢO
Giám đốc Trường Đại học Lâm Nghiệp (Cơ sở 2)

Em tên là: PHẠM HÀ NAM Sinh năm: 1993
Hiện đang là sinh viên lớp K59E-KHMT, chuyên ngành Khoa học Môi trường, tại trường Trường Đại học Lâm Nghiệp (Cơ sở 2).

I. Em làm đơn này khiếu nại đến Thầy Giám đốc sự việc như sau:
Vào sáng ngày 8/3/2016, em lên lớp học tại phòng A2.1 để học môn Tài Nguyên Sinh Vật do thầy Kiều Mạnh Hưởng phụ trách dạy thay lớp một buổi.

Trong quá trình ngồi học, vì chỗ ngồi chật, em quay xuống xem còn chỗ trống không để giãn bàn ghế ra cho rộng, thì thầy Hưởng đã nhắc nhở em và nói em không tôn trọng thầy. Lúc đó em chỉ quay lên và không phản ứng lại, cũng như không tỏ bất kỳ thái độ nào đối với thầy Hưởng. Sau đó, thầy Hưởng hỏi lớp trưởng là em tên gì, mà lại không hỏi chính em.

Đến 9h15’, sau biết tên và tra thông tin về em, thầy Hưởng liền hỏi em vì sao không đóng tiền Đoàn phí. Em đã trả lời với thầy rằng: “Thưa thầy! Em không biết tiền Đoàn phí của em được sử dụng vào mục đích gì nên em không đóng”.

Khi đó thầy Hưởng nói rằng: “Nếu anh không đóng tiền Đoàn phí thì anh ra khỏi lớp cho tôi.”
Và thầy Hưởng đã tuyên bố trước sự chứng kiến của khoảng 40 bạn sinh viên trong lớp rằng, sẽ không cho em vào học môn của thầy nữa, và thông báo với các thầy cô khác không cho em bước chân vào lớp học.

Không chỉ dừng lại đó, thầy Hưởng tiếp tục nói em là người không có đạo đức, không có văn hóa. Sẽ hạ mức rèn luyện của em xuống loại kém.
Khi thầy Hưởng nói nếu em cứ tiếp tục ngồi trong lớp thì danh sách thi sẽ không có tên em trong đó. Khi đó em mới đứng dậy ra khỏi lớp.

Kính thưa Thầy Giám đốc – Thủ trưởng Trường Đại học Lâm Nghiệp (Cơ sở 2),

II. Qua nội dung sự việc như trên, em nêu rõ một số nguyên tắc sau:
1. Em không thực hiện nghĩa vụ đóng tiền Đoàn phí trong tư cách là một thành viên của Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM ở Trường Đại Học Lâm Nghiệp thì người có thẩm quyền xử lý vấn đề này là Ban chấp hành Đoàn Trường, chứ không phải là thầy Kiều Mạnh Hưởng. Và hình thức xử lý cao nhất trong vấn đề này là khai trừ em ra khỏi Đoàn chứ không phải là đuổi em ra khỏi lớp học. Và em sẵn sàng chấp nhận ra khỏi Đoàn.

Qua sự việc này cho thấy, thầy Kiều Mạnh Hưởng, khi đứng lớp giảng dạy đã không phân biệt được ranh giới của một người làm chuyên môn khoa học và người quản lý tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội.

2. Đuổi một sinh viên ra khỏi lớp học, đe dọa không cho học và thi, cũng như phán xét đạo đức và nhân cách của một con người chỉ vì lý do “không đóng tiền Đoàn phí”, chứng tỏ Thầy Hưởng đã đi làm một việc rất phản giáo dục trong tư cách là một giáo viên giảng dạy, và vượt quá thẩm quyền của mình trong tư cách là một người làm công tác quản lý giáo dục hay một người quản lý đoàn thể chính trị-xã hội.
III. Qua đơn khiếu nại này, em đề nghị:

1. Thầy Kiều Mạnh Hưởng tiến hành xin lỗi em công khai trước lớp tương xứng với sự tổn hại cho danh dự và nhân phẩm mà thầy Hưởng đã gây ra cho em vào ngày hôm đó.
2. Chấm dứt các hành vi cư xử tương tự như thầy Hưởng đã làm tại trường Đại học Lâm Nghiệp (Cơ sở 2) trong tương lai, không chỉ đối với riêng em, mà trong cả toàn trường.

Nếu sự việc của em không được giải quyết thỏa đáng, em sẽ cung cấp thông tin vụ việc này cho các cơ quan báo chí, thông tin công khai trên mạng xã hội, và có thể tiến hành khởi kiện thầy Kiều Mạnh Hưởng theo quy định của pháp luật.

Em mong sớm nhận phản hồi của Ban Giám Hiệu nhà trường, và trả lời khiếu nại này bằng văn bản.

Người khiếu nại

Phạm Hà Nam"
Fb Con Đường Việt Nam


Thứ Tư, 9 tháng 3, 2016

Ông Trọng chỉ thị cấm các phần tử ‘thế này thế khác’ vào Quốc hội

VOA
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một trong các ứng viên tự ứng cử vào Quốc hội Việt Nam sắp tới, nói phát biểu ‘Không để lọt các phần tử ‘thế này thế khác’ vào Quốc hội’ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là một sự tùy tiện và lạm quyền hết sức nghiêm trọng.

Tiếp xúc với cử tri ở Hà Nội trước kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa 13, hôm 8/3, Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng được báo chí trong nước trích lời nói: “Không để lọt vào cơ quan lãnh đạo cao nhất của đảng, nhà nước những phần tử thế này thế khác”.
Phát biểu của người đứng đầu đảng Cộng sản lập tức gặp nhiều chỉ trích và phản ứng trên các diễn đàn mạng xã hội.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động dân sự, cũng là một ứng viên tự ứng cử vào Quốc hội khóa tới, cho rằng phát biểu của ông Trọng là tùy tiện và lạm quyền nghiêm trọng. Ông nói:
“Tôi nghĩ ông Nguyễn Phú Trọng đã có một phát biểu và chỉ thị cho bộ máy của Đảng Cộng sản Việt Nam làm những việc mà tôi nghĩ là vô cùng tùy tiện. Thế nào là ‘thế này thế kia’? Với chỉ thị của một người đứng đầu đảng như thế thì các đảng viên, có thể tuân theo hoặc có khi buộc phải tuân theo, có thể tùy ý lý giải ‘thế này thế kia’. ‘Thế này thế kia’ là một khái niệm như thế nào? Cho nên tôi nghĩ đây là một sự lạm quyền hết sức nghiêm trọng của ông Nguyễn Phú Trọng và ông ấy coi thường pháp luật. Bởi vì những cái đấy là nó phải theo một tiêu chuẩn nhất định, không thể đưa ra một khái niệm rất tù mù rằng ‘thế này thế nọ’ hay ‘thế này thế kia’. Đây là não trạng của những người mà người ta nghĩ rằng người ta đứng trên hết thiên hạ và không coi pháp luật ra gì thì mới có thể phát biểu một cách rất tùy tiện như vậy.”
Tờ New America Media hôm 7/3 đăng bài viết của nhà báo Đoan Trang nói về những khó khăn, trở ngại mà các ứng viên tự ứng cử vào Quốc hội tại Việt Nam đang gặp phải, từ các thủ tục đăng ký, hành chính, cho đến việc bị tấn công bởi truyền thông.
Ứng cử viên Nguyễn Quang A nói những khó khăn về thủ tục đăng ký, khai lý lịch là những trở ngại chung mà bất kể ai cũng sẽ gặp phải. Riêng các ứng viên tự ứng cử, họ gặp một số ‘bất lợi’ trong hồ sơ lý lịch khi cơ quan chính quyền tự ‘ghi thêm’ những chi tiết không được yêu cầu trong hồ sơ.
“Họ chỉ xác minh người đó đúng là người đó rồi ký vào, chứ không phải ghi thêm điều này điều kia, nhất là những nhận xét, đánh giá mà thường là nhận xét, đánh giá của bên an ninh người ta đưa vào về thái độ chính trị… mà mẫu làm sơ yếu lý lịch thường không bao giờ yêu cầu như thế cả. Trường hợp đó không xảy ra với tôi mà với một số người khác, chẳng hạn như trường hợp đi biểu tình, rồi người ta kêu là gây rối mất trật tự, phạt hành chính gì gì đấy… chuyện đấy là 4, 5 năm trước cơ, mà trong yêu cầu là chỉ có 1 năm trở lại đây, thì họ cũng cứ ghi vào và ghi thêm những cái khác nữa.”
Ứng viên tự ứng cử Nguyễn Quang A cho rằng việc ‘ghi thêm’ không đúng yêu cầu như vậy sẽ ‘gây khó’ cho các ứng cử viên.
Gần đây, một bài viết mang tựa đề “Quốc hội không phải là phường chèo” của báo Petrotimes đã bị Luật sư Lê Văn Luân, một trong những nhân vật được bài viết đề cập tới, viết đơn khiếu nại gửi đến tòa soạn và đòi kiện vì nội dung ‘quy chụp, vu khống và bịa đặt’.
Riêng bản thân TS. Nguyễn Quang A, còn xuất hiện hẳn một video trong đó phỏng vấn một số người được cho là cư dân cùng khu phố với ông Nguyễn Quang A. Trong 5 người được phỏng vấn, có 3 người là lãnh đạo ở tổ dân phố nơi ông Nguyễn Quang A cư ngụ, 1 phụ nữ tên Hoan và 1 thanh niên.
“Có một người thứ 5 là một anh thanh niên đeo khuyên tai. Người ấy nói rằng anh ta ở tổ dân phố số 13 là nơi tôi đang ở. Nhưng tôi hỏi chính ông tổ trưởng tổ dân phố và ông trưởng ban công tác mặt trận thì họ nói ở trong tổ dân phố này không có một người nào như thế cả.”
Cũng trong cuộc tiếp xúc các cử tri ở Hà Nội, ông Nguyễn Phú Trọng còn được Báo Xây Dựng trích lời dặn dò “phải xử lý chất lượng và cơ cấu đại biểu Quốc hội tinh thần như các cử tri nói là cố gắng làm như tiến hành Đại hội 12 của đảng thật sự dân chủ, công tâm, khách quan, kỹ lưỡng.
 
Những người đi bầu cử cũng phải lựa chọn, công tâm, kỹ càng, xứng đáng với các tiêu chuẩn chọn những đại biểu xứng đáng với nhân dân”.
Dự kiến, cuộc bầu cử Quốc hội Việt Nam khóa 14 sẽ diễn ra vào ngày 22/5 tới.

Thứ Ba, 8 tháng 3, 2016

VN ký ‘hớ’ thuế xăng dầu trong FTA với Hàn Quốc: Bài học cay đắngTiến sĩ Lê Đăng Doanh nói việc Bộ Công thương Việt Nam thừa nhận đã ký ‘hớ’ điều khoản về thuế xăng dầu trong hiệp định thương mại với ASEAN – Hàn Quốc là một bài học ‘cay đắng’ và ‘đắt giá’ khi Việt Nam bắt đầu tham gia vào sân chơi lớn của thế giới. Khánh An có bài tường thuật chi tiết. Hôm 7/3, báo Dân Trí dẫn ‘nguồn tin riêng’ nói Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng vừa báo cáo với Thủ tướng chính phủ về thuế xăng dầu trong Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) mà báo này nói là ‘vấn đề khá nhạy cảm’. Theo đó, Bộ Tài chính Việt Nam đã ‘phát hiện thuế suất đối với mặt hàng xăng dầu theo đúng cam kết của Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc là 10%, thấp hơn cam kết trong các hiệp định khác”. VN ký ‘hớ’ thuế xăng dầu trong FTA với Hàn Quốc: Bài học cay đắng Danh mục Tải Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, nói việc ký ‘hớ’ này trước mắt sẽ khiến cho giá xăng dầu nhập từ Hàn Quốc và các nước ASEAN tham gia AKFTA sẽ rẻ hơn giá xăng dầu sản xuất tại Việt Nam, điều này kéo theo các hệ lụy sau: “Điều ấy làm cho ngân sách của Việt Nam bị thất thu một khoản lớn, và điều quan trọng hơn là nhà máy lọc dầu của Việt Nam cũng sẽ phải được giảm thuế tương đương thì mới có thể cạnh tranh được. Đấy là những khó khăn mà sắp tới đây (Việt Nam) cần phải giải quyết.” Cuối tháng rồi, nhà máy lọc dầu Dung Quất đã viết ‘thư kêu cứu’ gửi lên thủ tướng chính phủ và ‘dọa’ sẽ đóng cửa nếu vẫn phải chịu mức thuế 20%, cao hơn 10% so với sản phẩm cùng loại nhập từ Hàn Quốc, dẫn đến việc khách hàng chọn mua xăng dầu nhập khẩu để được giá rẻ hơn. Nguy cơ đóng cửa của Dung Quất thậm chí còn tăng lên gấp đôi hoặc hơn nữa trong thời gian sắp tới, khi Hiệp định Thương mại với Nhật Bản được thực hiện và mức thuế nhập khẩu xăng dầu của Nhật Bản cũng là 10%. Đây là bài học kinh nghiệm cay đắng, đắt giá đối với Việt Nam về việc đàm phán và xét duyệt, thẩm định các kết quả đàm phán đó một cách chuyên nghiệp, phải tính đến tất cả hệ lụy có thể phát hiện được. Tôi nghĩ phía Việt Nam phải có một sự kiểm điểm rất nghiêm túc để rút kinh nghiệm cho trường hợp đáng tiếc này. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói. Báo Dân Trí cho biết Bộ Tài chính đã có công văn đề nghị Bộ Công thương làm việc với phía Hàn Quốc để ‘sửa’ điều ký ‘hớ’ này, với lý do ‘đây là mặt hàng chiến lược, nhạy cảm cao của Việt Nam’ và Việt Nam phải duy trì bảo hộ mặt hàng này tối thiểu đến năm 2020. Lúc đầu, phía Hàn Quốc nói sẽ tham khảo ý kiến với các bộ về vấn đề này, nhưng sau đó Hàn Quốc trả lời với Việt Nam rằng họ không thể sửa đổi lại các điều khoản đã ký kết. TS. Lê Đăng Doanh nói trong trường hợp Hàn Quốc không đồng ý sửa đổi, phía Việt Nam chỉ còn một cách cuối cùng để không thực hiện theo thỏa thuận: “Phía Việt Nam có thể dùng biện pháp cuối cùng là đề nghị tạm thời hoãn chưa thực hiện điều này. Nhưng nếu đề nghị đó mà không được phía Hàn Quốc thực hiện, Việt Nam có thể bị coi là đã vi phạm điều ước mà mình đã ký kết. Đấy cũng là một điều bất lợi cho Việt Nam.” “Đây là bài học kinh nghiệm cay đắng, đắt giá đối với Việt Nam về việc đàm phán và xét duyệt, thẩm định các kết quả đàm phán đó một cách chuyên nghiệp, phải tính đến tất cả hệ lụy có thể phát hiện được. Tôi nghĩ phía Việt Nam phải có một sự kiểm điểm rất nghiêm túc để rút kinh nghiệm cho trường hợp đáng tiếc này.” Một trong những biện pháp để hạn chế sai phạm ‘hớ’ như trên, theo TS. Lê Đăng Doanh, Việt Nam cần lập ra các hội đồng chuyên gia độc lập để xem xét các điều khoản sẽ ký kết trong các hiệp định quốc tế một cách ‘rất nghiêm túc’, phân tích những tác động có thể và góp ý kiến với đoàn đàm phán. Điều ấy làm cho ngân sách của Việt Nam bị thất thu một khoản lớn, và điều quan trọng hơn là nhà máy lọc dầu của Việt Nam cũng sẽ phải được giảm thuế tương đương thì mới có thể cạnh tranh được. Đấy là những khó khăn mà sắp tới đây (Việt Nam) cần phải giải quyết. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nhận xét. TS. Lê Đăng Doanh cho rằng Hiệp định TPP cũng là một trường hợp cần phải xem xét kỹ lưỡng hơn. “Trong trường hợp của TPP – Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương – thì hai bên đã thống nhất với nhau là sẽ giữ bí mật. Vì vậy nên việc trưng cầu ý kiến của các cơ quan độc lập cho đến nay rất hạn chế, ngay cả doanh nghiệp cũng ít nhận được thông tin. Tôi nghĩ đây cũng là một trường hợp, mà sắp tới đây Quốc hội thông qua, có thể cần phải có sự xem xét và phân tích kỹ lưỡng hơn.” Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Hàn Quốc được ký kết vào tháng 6/2006 và bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2007. Hiệp định này đưa ra lộ trình cắt giảm thuế theo 3 nhóm chính là nhóm hàng thông thường, nhóm hàng nhạy cảm và nhóm hàng nhạy cảm cao. Theo cam kết trong hiệp định, Việt Nam sẽ phải xóa bỏ thuế nhập khẩu ít nhất 95% mặt hàng trong Danh mục thông thường vào ngày 1/1/2016 và 100% mặt hàng trong danh mục này vào ngày 1/1/2018. Riêng đối với các mặt hàng thuộc nhóm nhạy cảm và nhạy cảm cao sẽ có lộ trình giảm thuế theo từng nhóm nhỏ, kéo dài đến năm 2021. Cập nhật: Vào lúc 12:20 tối 7/3, bài viết trên báo Dân Trí mà VOA đề cập tới đã không còn truy cập được nữa. Nhưng bài viết trên đã được sao lưu ở nhiều trang mạng và diễn đàn khác.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói việc Bộ Công thương Việt Nam thừa nhận đã ký ‘hớ’ điều khoản về thuế xăng dầu trong hiệp định thương mại với ASEAN – Hàn Quốc là một bài học ‘cay đắng’ và ‘đắt giá’ khi Việt Nam bắt đầu tham gia vào sân chơi lớn của thế giới. Khánh An có bài tường thuật chi tiết.

Hôm 7/3, báo Dân Trí dẫn ‘nguồn tin riêng’ nói Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng vừa báo cáo với Thủ tướng chính phủ về thuế xăng dầu trong Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) mà báo này nói là ‘vấn đề khá nhạy cảm’.
Theo đó, Bộ Tài chính Việt Nam đã ‘phát hiện thuế suất đối với mặt hàng xăng dầu theo đúng cam kết của Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc là 10%, thấp hơn cam kết trong các hiệp định khác”.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, nói việc ký ‘hớ’ này trước mắt sẽ khiến cho giá xăng dầu nhập từ Hàn Quốc và các nước ASEAN tham gia AKFTA sẽ rẻ hơn giá xăng dầu sản xuất tại Việt Nam, điều này kéo theo các hệ lụy sau:
“Điều ấy làm cho ngân sách của Việt Nam bị thất thu một khoản lớn, và điều quan trọng hơn là nhà máy lọc dầu của Việt Nam cũng sẽ phải được giảm thuế tương đương thì mới có thể cạnh tranh được. Đấy là những khó khăn mà sắp tới đây (Việt Nam) cần phải giải quyết.”

Cuối tháng rồi, nhà máy lọc dầu Dung Quất đã viết ‘thư kêu cứu’ gửi lên thủ tướng chính phủ và ‘dọa’ sẽ đóng cửa nếu vẫn phải chịu mức thuế 20%, cao hơn 10% so với sản phẩm cùng loại nhập từ Hàn Quốc, dẫn đến việc khách hàng chọn mua xăng dầu nhập khẩu để được giá rẻ hơn. Nguy cơ đóng cửa của Dung Quất thậm chí còn tăng lên gấp đôi hoặc hơn nữa trong thời gian sắp tới, khi Hiệp định Thương mại với Nhật Bản được thực hiện và mức thuế nhập khẩu xăng dầu của Nhật Bản cũng là 10%.
Báo Dân Trí cho biết Bộ Tài chính đã có công văn đề nghị Bộ Công thương làm việc với phía Hàn Quốc để ‘sửa’ điều ký ‘hớ’ này, với lý do ‘đây là mặt hàng chiến lược, nhạy cảm cao của Việt Nam’ và Việt Nam phải duy trì bảo hộ mặt hàng này tối thiểu đến năm 2020. Lúc đầu, phía Hàn Quốc nói sẽ tham khảo ý kiến với các bộ về vấn đề này, nhưng sau đó Hàn Quốc trả lời với Việt Nam rằng họ không thể sửa đổi lại các điều khoản đã ký kết. TS. Lê Đăng Doanh nói trong trường hợp Hàn Quốc không đồng ý sửa đổi, phía Việt Nam chỉ còn một cách cuối cùng để không thực hiện theo thỏa thuận:

“Phía Việt Nam có thể dùng biện pháp cuối cùng là đề nghị tạm thời hoãn chưa thực hiện điều này. Nhưng nếu đề nghị đó mà không được phía Hàn Quốc thực hiện, Việt Nam có thể bị coi là đã vi phạm điều ước mà mình đã ký kết. Đấy cũng là một điều bất lợi cho Việt Nam.”
“Đây là bài học kinh nghiệm cay đắng, đắt giá đối với Việt Nam về việc đàm phán và xét duyệt, thẩm định các kết quả đàm phán đó một cách chuyên nghiệp, phải tính đến tất cả hệ lụy có thể phát hiện được. Tôi nghĩ phía Việt Nam phải có một sự kiểm điểm rất nghiêm túc để rút kinh nghiệm cho trường hợp đáng tiếc này.”
Một trong những biện pháp để hạn chế sai phạm ‘hớ’ như trên, theo TS. Lê Đăng Doanh, Việt Nam cần lập ra các hội đồng chuyên gia độc lập để xem xét các điều khoản sẽ ký kết trong các hiệp định quốc tế một cách ‘rất nghiêm túc’, phân tích những tác động có thể và góp ý kiến với đoàn đàm phán.
TS. Lê Đăng Doanh cho rằng Hiệp định TPP cũng là một trường hợp cần phải xem xét kỹ lưỡng hơn.
“Trong trường hợp của TPP – Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương – thì hai bên đã thống nhất với nhau là sẽ giữ bí mật. Vì vậy nên việc trưng cầu ý kiến của các cơ quan độc lập cho đến nay rất hạn chế, ngay cả doanh nghiệp cũng ít nhận được thông tin. Tôi nghĩ đây cũng là một trường hợp, mà sắp tới đây Quốc hội thông qua, có thể cần phải có sự xem xét và phân tích kỹ lưỡng hơn.”
Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Hàn Quốc được ký kết vào tháng 6/2006 và bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2007. Hiệp định này đưa ra lộ trình cắt giảm thuế theo 3 nhóm chính là nhóm hàng thông thường, nhóm hàng nhạy cảm và nhóm hàng nhạy cảm cao. Theo cam kết trong hiệp định, Việt Nam sẽ phải xóa bỏ thuế nhập khẩu ít nhất 95% mặt hàng trong Danh mục thông thường vào ngày 1/1/2016 và 100% mặt hàng trong danh mục này vào ngày 1/1/2018. Riêng đối với các mặt hàng thuộc nhóm nhạy cảm và nhạy cảm cao sẽ có lộ trình giảm thuế theo từng nhóm nhỏ, kéo dài đến năm 2021.
Cập nhật: Vào lúc 12:20 tối 7/3, bài viết trên báo Dân Trí mà VOA đề cập tới đã không còn truy cập được nữa. Nhưng bài viết trên đã được sao lưu ở nhiều trang mạng và diễn đàn khác.

Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2016

AI CHỐNG LƯNG CHO TẬP ĐOÀN FLC PHÁ RỪNG, CẤM BIỂN NGƯ DÂN THANH HÓA?

Từ ngày 03/3 đến ngày 05/3/2016, người dân Sầm Sơn Thanh Hóa đã biểu tình phản đối việc Tập đoàn FLC thực hiện dự án du lịch Sầm Sơn đã phá sạch rừng phòng hộ ven biển làm sân gôn (Người Lao Động ngày 05/12/2015) và cấm biển ngư dân Thanh Hóa. FLC cho bảo vệ ra bờ biển ngăn chặn bà con ngư dân không được đánh bắt cá, cào ngao, trong khi không có luật nào quy định, bờ biển thuộc chủ quyền của cá nhân, tổ chức nào.
Ngay tại Hà Nội, cùng thời điểm này, báo chí cũng đã thông tin về việc ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC (trụ sở tại Hà Nội) ngang nhiên thách thức cơ quan chức năng. Cụ thể, theo điều tra của tờ Tuổi Trẻ, trong quá trình xây dựng căn biệt thự B12- BT6 Khu đô thị Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, chủ đầu tư là ông Trịnh Văn Quyết đã có vi phạm trong trật tự xây dựng, là tự ý thay đổi công năng của căn biệt thự mà chưa được phép của cơ quan chức năng. Hiện nay, biệt thự đã hoàn thành suông sẻ.



Theo Vnexpress ngày 05/3/2016, “khoảng 13h cùng ngày, ba thanh niên (mặc thường phục” đến nhà riêng của ông Trần Văn Hải, trưởng bến thuyền ở khu vực Đền Độc Cước (phía Đông đường Hồ Xuân Hương) yêu cầu gia đình ký vào bản cam kết di dời bến thuyền. Ông Hải không có nhà nên vợ là bà Văn Thị Thắng tiếp chuyện. Sau ít phút trao đổi, bất ngờ nữ chủ nhà bị nhóm này đánh đập và có tiếng súng nổ tại đây”. “Tôi đang ngủ thì nghe tiếng súng nổ, bật dậy chạy sang thì thấy bà Thắng ngất xỉu, mặt mũi sưng vù, có cả máu chảy nên tức tốc gọi xe đưa đi cấp cứu”, người hàng xóm Hà Thị Hợp kể lại và cho hay một thanh niên cầm súng còn đe dọa “ai vào sẽ bắn”. Khi thấy đông người dân kéo đến, nhóm người lạ lên xe máy bỏ đi.
Dư luận cho rằn nhóm thanh niên này chính là bọn an ninh mặc thường phục, giống như những tên an ninh thường phục thường xuyên chận đường bắt cóc, đánh đập người dân biểu tình ôn hòa ở cả nước. Và đây là hành động có chủ trương chung từ lãnh đạo cộng sản Việt Nam.
Ai chống lưng cho Tập đoàn FLC?
Theo nhiều tờ báo in, báo điện tử của chính báo chí cộng sản trong nước, những vị “tai to mặt bự” luôn luôn “ủng hộ, đồng hành” với Tập đoàn FLC là:
Trịnh Văn Chiến – Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa, Uông Chu Lưu – Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phạm Quang Nghị – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội và “Nhiều lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước đã ủng hộ, đồng hành cùng Tập đoàn FLC trong suốt quá trình triển khai dự án FLC Sầm Sơn”.
Có thế lực chống lưng to lớn như vậy, thảo nào Trịnh Văn Quyết và Tập đoàn FLC ngang nhiên xem thường pháp luật, chà đạp lên quyền sống của người dân Thanh Hóa.
Tập đoàn FLC là ai?
Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (Mã chứng khoán HOSE: FLC, VN30: FLC) được thành lập vào ngày 22/11/2010, có trụ sở chính đặt tại FLC Landmark Tower, đường Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Tiền thân của FLC là Công ty TNHH Đầu tư Trường phú Fortune được thành lập với số vốn ban đầu là 18 tỷ đồng. Năm 2001, thành lập Công ty Cổ phần Vietnam Trade Corp, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại – dịch vụ. Sau đó, Công ty Cổ phần Tư vấn quản lý và Giám sát đầu tư (viết tắt là SMiC) ra đời. Năm 2006, văn phòng Luật SMiC chuyển đổi thành Công ty TNHH Luật SMiC. Năm 2007, thành lập Công ty Cổ phần Chứng khoán FLCS (tiền thân là Công ty Cổ phần Chứng khoán Artex). FLCS chính thức đi vào hoạt động năm 2008.
Năm 2008, các công ty đầu tư tài chính và đầu tư như Công ty TNHH Đầu tư Trường Phú (đổi tên là Công ty Cổ phần FLC từ tháng 1 năm 2010), Công ty TNHH SG Invest và đặc biệt là Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính Ninh Bắc (tiền thân của Công ty Cổ phần FLC Land) – chủ đầu tư của dự án FLC Landmark Tower – được thành lập. Năm 2009, SMiC mở chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh và Singapore.
Ngày 9/12/2009, Công ty TNHH Đầu tư Trường phú Fortune được chuyển đổi thành công ty cổ phần với tên gọi là Công ty Cổ phần Đầu tư tổng hợp CRV, sau đó đổi tên thành Công ty Cổ phần FLC vào ngày 20/01/2010.
Ngày 22/11/2010, Công ty Cổ phần FLC được đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC.
Từ năm 2011-2012, FLC bắt đầu mở rộng kinh doanh khác như du lịch, đại lý vé máy bay, công nghệ, truyền thông, dịch vụ golf… và đẻ ra hàng loạt các công ty. Đồng thời, các công ty thành viên trong tập đoàn được tái cơ cấu như FLC Global (tiền thân là FLC Travel) và FLC Tech & Media.
Năm 2014, FLC triển khai hàng loạt dự án quy mô lớn như Khu Công nghiệp Tam Dương II, Khu Công nghiệp Hòn La II, Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Sầm Sơn, FLC Complex 36 Phạm Hùng, FLC ComplexThanh Hóa, Khu Công nghiệp Chấn Hưng, Khu Trung tâm hành chính mới Khánh Hòa, FLC Star Tower Hà Đông. Tháng 7 năm 2015, khánh thành Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Sầm Sơn. Năm 2015, khởi công Dự án Quần thể sân golf, resort, biệt thự nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp FLC Quy Nhơn và FLC Twin Tower tại 265 Cầu Giấy, Hà Nội.
Các công ty thành viên: Công ty Cổ phần Liên doanh Đầu tư Quốc tế KLF (KLF Global), Công ty Luật TNHH SmiC, Công ty Cổ phần Công nghệ OTP FLC Việt Nam, Công ty TNHH Một thành viên FLC Land, Công ty Cổ phần FLC Golf & Resort, Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính & Địa ốc Alaska, Trường Cao đẳng Nghề FLC, Công ty Cổ phần FLC Travel, Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển FLC Vĩnh Phúc, Công ty TNHH Dịch vụ Trực thăng & Du thuyền FLC, Công ty TNHH Thương mại & Nhân lực Quốc tế FLC, Công ty Cổ phần Địa ốc Star Hà Nội, Công ty TNHH Đầu tư & Quản lý tòa nhà Ion Complex, Công ty TNHH FLC Land Thanh Hóa, Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Địa ốc Khánh Hòa, Công ty TNHH FLC Samson Golf & Resort. (Theo Wikipedia).
Lãnh đạo của Tập đoàn FLC gồm những cá nhân:
Luật sư Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC, Lê Thành Vinh – Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC, Lê Bá Nguyên – Thành viên HĐQT Tập đoàn FLC, Lưu Đức Quang – Thành viên HĐQT Tập đoàn FLC, Hương Trần Kiều Dung – Thành viên HĐQT- Tổng giám đốc Tập đoàn FLC, Trần Thị My Lan – Phó tổng giám đốc Tập đoàn FLC, Trần Thế Anh – Phó tổng giám đốc Tập đoàn FLC, Đàm Ngọc Bích – Phó tổng giám đốc Tập đoàn FLC, Đặng Tất Thắng – Phó tổng giám đốc Tập đoàn FLC, Bùi Hải Huyền – Phó tổng giám đốc Tập đoàn FLC, Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng ban Kiểm soát Tập đoàn FLC, Phạm Hải Ninh – Thành viên ban Kiểm soát Tập đoàn FLC, Lê Văn Sắc – Thành viên ban Kiểm soát Tập đoàn FLC.
Các trụ sở chính của Tập đoàn FLC
Tầng 5, FLC Landmark Tower, đường Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Điện thoại: (84-4) 3771 1111 / Fax: (84-4) 3724 5888. Email: info@flc.vn / Webiste: www.flc.vn.
Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh:
Số 86 – 88 Nguyễn Công Trứ, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, Tp.HCM.
Điện thoại: (84-8) 3936 9109 / Fax: (84-8) 3821 2166.
Chi nhánh Thanh Hóa:
FLC Samson Golf Links, đường Hồ Xuân Hương, thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa.
Điện thoại: (84-37) 379 3136 / Fax: (84-37) 379 3136.
(Nhà báo Tạ Phong Tần)

Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2016

CA đe dọa và đánh người dân ở Thanh Hóa chấn thương sọ não

Sau đây mình xin chia sẻ với tất cả các bạn sự việc của mình. Mình mong các bạn một phần nào đó giúp gđ mình giải oan và vạch trần tội ác của các cán bộ Công An Phường Đông Vệ (tp Thanh Hoá) cố ý hành hung đánh đập chích điện vô lý do khiến etrai mình nhập viện ?



Chuyện là thế này :
Mình đang quét dọn cửa hàng mình thuê ngay trc công an phường Đông Vệ thì có một thằng đi qua hỏi và trêu mình (mình k hề biết thằng đó là ai ) thì các chú CAP lao ra bắt xe thằng đấy. Thằng đấy chửi CAP và phóng xe đi.
Chú CA vào cửa hàng mình nói : "Mày thuê nhà ở đây mày muốn làm ăn mà còn cho bọn đấy đến đây gây mất trật tự tao sẽ ko để cho mày yên đâu nha?"
Rồi vào gọi chủ nhà ra để cảnh cáo trong khi mình k hề biết cái thằng nào nó đi qua trêu mình là ai. Tự nhiên vào đe doạ mình nthe là đã sai rồi. Mình cũng vì miếng cơm manh áo đi thuê nhà để làm ? Các chú sao lại đe doạ mình?
Khoảng 5p sau e trai mình mới đi từ nhà ra cửa hàng mình trc công an phường đón mình về thì tầm 5,6 chú CA chạy ra cầm dùi cui điện ra bắt e mình ? Chưa hỏi 1 câu nào cả các chú bóp cổ etrai mình lôi từ cửa hàng vào giữa trụ sở đánh ? Mình lao vào can ngăn miệng luôn nói e cháu k làm gì sao các chú lại đánh nó ? Nhưng ko ai dừng tay hơn nữa chú Ấy đánh luôn cả mình ?
Chưa hết chuyện
Các chú đánh xong do dân tình kéo đến quá đông và một số ng dân họ thấy bức xúc quá họ vào phản ứng ?
CAP điều động thêm lực lượng tầm 10nguoi lao ra chích điện và dùng dùi cui đánh khắp người e mình đánh đến khi e ấy nằm k thể chống cự. Và gđ đã phải đưa e cấp cứu tại bvien Tỉnh!
Hiện tại e mình bị trấn thương sọ não! Nằm điều trị tại bvien
mình chia sẻ lên vì gđ mình quá oan ức! Mong mọi ng hãy chia sẻ để vạch trần tội ác của những chú công an cậy quyền tự ý hành hung đánh đập dân vô lí do!
(FB Linh Khánh Ngô)
Nạn nhân là chị Ngô Khánh Linh và anh Ngô Bảo Hưng, trú tại thôn Quản Xá 1, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa.
Tên CA tiến vào cửa hàng đe doạ chị Linh có tên là An
Mạnh tay chia sẻ để giúp các anh ấy sớm về với gia đình và nhân dân

Thứ Tư, 2 tháng 3, 2016

Mai Trung Tuấn dân oan bị cướp đất trở thành người tù trẻ nhất Việt Nam

Tòa án nhân dân tỉnh Long An tuyên phạt Nguyễn Mai Trung Tuấn 2 năm 6 tháng tù giam trong phiên phúc thẩm trong lúc luật sư Nguyễn Văn Miếng nói ‘một ngày tù với Tuấn cũng là oan’.



Trong phiên xét xử sơ thẩm ngày 24/11/2015, Tòa án Nhân dân huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An đã tuyên án 4 năm 6 tháng tù đối với Trung Tuấn, sinh năm 2000, về tội ‘chống người thi hành công vụ’ và ‘cố ý gây thương tích’ theo Điều 104 Luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam.
Đồng thời bị cáo phải bồi thường 42 triệu 600 ngàn đồng cho người bị hại là ông Nguyễn Văn Thủy, Trưởng công an huyện Thạnh Hóa.
Ông Thủy là người tham gia đoàn công tác vận động cưỡng chế giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án đê bao chống lũ trong địa bàn huyện được thực hiện ngày 14/4/2015.
Hôm 2/3, luật sư Nguyễn Văn Miếng - người đại diện pháp lý của Nguyễn Mai Trung Tuấn, nói với BBC từ Long An: “Chín luật sư đã cố gắng hết mức bào chữa theo hướng vô tội để có được bản án công minh cho Tuấn nhưng cuối cùng thiếu niên này cũng phải chịu mức tù giam như vậy, dù theo tôi, một ngày tù với Tuấn cũng là oan”.
“Các luật sư đề xuất trong trường hợp mức án dưới 3 năm tù thì cho Tuấn hưởng án treo nhưng Hội đồng xét xử không chấp nhận. Có một điều quá đáng là ông ngoại của Tuấn không dự phiên tòa xử cháu do bị ủy ban xã mời triệu tập bất thường hôm 2/3 do người này cũng đang bị án treo”, luật sư nói thêm.
Luật sư Miếng nhận định: “Vụ án Trung Tuấn đã bị ‘chính trị hóa’, do yếu tố cưỡng chế đất đai và người dân không đồng ý mức bồi thường nên đã có những lời lẽ không hay về Đảng Cộng sản, khiến cơ quan tố tụng không hài lòng. Tuy vậy, điều này chỉ thể hiện trong bút lục chứ hội đồng xét xử không đề cập trong phiên tòa”.
“Thêm vào đó, bản kết luận giám định pháp y về mức thương tật 35% của ông Thủy khiến Tuấn bị khép tội ‘cố ý gây thương tích’. Cũng cần nói rõ là bản kết luận này bất thường do là bản photocopy và còn đóng dấu mật”, ông Miếng nói.
Hôm 2/3, khoảng 100 người tham dự gồm nhiều nhà hoạt động cho biết họ không được vào tòa mà phải theo dõi qua loa phát thanh ngoài sân, dù phiên tòa được thông báo ‘xử công khai’.
Một nguồn tin cho BBC biết trong phần tranh tụng giữa các luật sư bào chữa cho Trung Tuấn, loa bên ngoài đã bị vặn nhỏ xuống. Một người dân Đồng Tháp lên tiếng phản đối đã bị công an câu lưu.
Ngày 1/2/2016, tại tòa Thạnh Hóa, sau khi khai mạc được 1 giờ, Hội đồng xét xử đã quyết định tạm hoãn phiên tòa phúc thẩm lưu động xử Trung Tuấn, khi tám luật sư tham gia vụ án nêu ra các vi phạm tố tụng.
Luật sư Nguyễn Văn Miếng cho biết, những vi phạm được đưa ra là ‘đơn khiếu nại giám định pháp y không được giải quyết’, ‘giám định viên, nhân chứng, cùng cha mẹ bị cáo không được triệu tập’.
Cùng thời gian, các luật sư đã gửi đơn kiến nghị yêu cầu thiếu niên Tuấn được tại ngoại về ăn Tết Bính Thân nhưng không thành công.
Theo BBC

Từ "Phản Động" bị bắt vào tù trở thành Tổng Thống

Ảnh chụp Vaclav Havel, nhà bất đồng chính kiến Tiệp Khắc bị Công An - an ninh (chế độ cộng sản) bắt giữ vì tội "tuyên truyền chống phá nhà nước" năm 1979, ông ngồi tù tới năm 1983.

Vaclav Havel là một anh hùng bất đắc dĩ, từ nhà tù đi vào dinh tổng thống vào năm 1989, đã mang đến cho xứ sở này một thời đại chính trị lãng mạn với những người nghệ sĩ, triết gia lên nắm chính quyền, hành xử với khẩu hiệu: Tình yêu và Sự thật. Một đất nước sau 40 năm dưới chế độ cộng sản đầy những nghi kỵ, gian dối, tố cáo lẫn nhau bỗng dưng tràn đầy những hy vọng, tha thứ...

Ông nổi tiếng với nhiều bài diễn văn, thư gửi lãnh tụ và nổi tiếng nhất trong đó là tập tiểu luận chính trị "Quyền lực của kẻ không quyền lực", phân tích bản chất của hệ thống toàn trị (ông gọi là hậu toàn trị khi so sánh với các nhà nước độc tài, toàn trị cổ điển trước đây nhưng ad đổi lại để dễ hiểu hơn và tránh bị hiểu nhầm) và cách thức hệ thống này tạo ra những người bất đồng chính kiến bên trong chính nó.

Một trong những trụ cột cho sự ổn định của hệ thống này là ý thức hệ, mà theo Havel, được dựng lên từ những lời dối trà và còn dùng được chừng nào mọi người sẵn sàng sống trong dối trá. Tuy bị cấm lưu hành tại Tiệp Khắc nhưng tác phẩm này đã được lan truyền rộng rãi tại nhiều quốc gia.
Tác phẩm đã trở thành bản tuyên ngôn của người bất đồng chính kiến tại Tiệp Khắc, Ba Lan và nhiều quốc gia Cộng Sản khác.

Chi tiết về tác phẩm Quyền lực của kẻ không quyền lực, cùng cuộc đời của Vaclav Havel sẽ được ad đề cập chi tiết sau, mong các mem đón đọc và theo dõi, đó là một quãng lịch sử hào hùng mà nhưng bị che giấu và lờ đi tại Việt Nam nên được ít người biết đến.

Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

CÔNG AN UỐNG RƯỢU XỈN, RÚT DAO GĂM ĐÂM CÔNG NHÂN

17.000 công nhân Cty Pouchen Việt Nam ở Đồng Nai biểu tình đòi quyền lợi người lao động thì một thằng CA uống rượu say xỉn rút dao găm đâm những Công Nhân Biểu tình. Thằng CA được đó nuôi bằng tiền thuế của những Công Nhân đó được nhận tiền từ ai, được chỉ đạo từ ai để ra tay định giết Công Nhân, nhằm đe dọa những Công Nhân biểu tình.
Bây giờ CA làm tay sai cho các ông chủ, các quan chức CS cầm quyền để trở thành kẻ thù của toàn dân VN, gây bao nhiêu tội ác, bàn tay của CA đã nhuốn rất nhiều máu của dân oan, công nhân biểu tình. CA VN bây giờ "chỉ còn biết, còn đảng thì còn mình".
Ngày 25-2, hơn 10.000 công nhân Công ty Pouchen Việt Nam (xã xã Hóa An, TP. Biên Hòa đã ngừng việc tập thể để đòi quyền lợi. (theo báo Đồng Nai). CA đã cho người len vào nhóm biểu tình để phá thối.
Một vài sự việc được ghi nhận bởi độc giả:
Hôm nay, tại công ty Pounchen thuộc xã Hóa An, tp Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, theo lời mẹ tui kể lại... Nay công nhân đình công, k làm, chỉ vào đó chơi. 1 chú côn an đồ đã uống rượu xỉn trong lúc thi hành công vụ (sai tập 1), thấy 1 người đàn ông đứng gần đó thì "chú côn" chạy tới, móc dao gâm trong người CỐ Ý CHÉM CÁNH TAY CỦA CÔNG NHÂN VÔ TỘI. Trước tình hình đó, số đông công nhân ùa tới cầm máu cho thanh niên xấu số và bao vây chú côn, hỏi:" Anh đó chẳng làm hư hại của công, cũng k làm gì sai quấy, tại sao lại chém anh ta?"
Chú côn rất tỉnh và đẹp trai buông lời vàng ngọc: "Tui là công an, tui đang thi hành công vụ, mấy người có tránh ra k?" Trong lúc 2 bên đôi co, các "đồng chí" của chú côn ùa tới, biết đồng bọn mình làm quấy nên lôi chú lên xe. Công nhân bao lấy chiếc xe k cho chạy, họ nói: "Công an k có quyền đánh dân vô cớ, xuống xe". Các chế ấy đáp: "Anh này k phải công an, tôi có nhiệm vụ đưa về điều tra làm rõ". Dân nói: "k phải công an thì xuống xe". Các chú ấy cứ ở k xuống.
Tiếp đến chuyện khác: 1 công nhân uống rượu và đi rêu rao hết chuyền này đến chuyền khác: "Nghỉ làm nghỉ làm, ngồi chơi đi, công nhân mình phải đoàn kết đình công vì quyền lợi chính đáng của mình". Kết quả, 1 top côn an chạy lại và lôi ổng lên xe. 1 lần nữa, số đông công nhân lại bao vây xe, k cho bắt người. Họ nói:" Ông ấy có làm gì sai đâu?
Theo Bộ luật lao động Vn thì đình công phải đoàn kết nghỉ việc 5 ngày, k làm hư hại của công thì các ông trên mới giải quyết. Đây là quyền lợi của chúng tôi, chúng tôi k làm gì sai, k được đưa ổng về đồn. Vậy là công nhân ùa lên xe lôi người đàn ông đó xuống, các chú côn lẳng lặng bỏ đi.
Từ 2 vụ việc rườm rà trên, đã thu hút đông đảo nhà báo, phóng viên đến khai thác thông tin, giúp những người thấp cổ bé họng đòi lại chút cảm thông từ xã hội chứ chẳng dám mơ sẽ đòi được cái gọi là CÔNG BẰNG.
Tôi khẳng định lời vừa nói hoàn toàn là sự thật, k thêm k bớt, từ người thân đến đồng nghiệp của mẹ tôi họ đều trãi nghiệm câu nói:" Vì nước quên thân vì dân phục vụ."
Lời thuật: FB Đường Yên Tử
Ảnh: FB Lona Nguyễn

Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2016

Việt Nam là nước duy nhất từ chối từ chối James Bond.

   Vì sợ ảnh hưởng đến chính trị, sợ Hollywood vào Việt Nam sẽ làm phim nói xấu về chế độ chính trị ĐCS VN cầm quyền nên Việt Nam là nước duy nhất "dám" từ chối James Bond, nên Hollywood ruồng bỏ Việt Nam.















Nhân Kinh Kong 2, nhìn lại James Bond- Việt Nam là nước duy nhất "dám" từ chối James Bond.
Trước nay, mỗi lần có đoàn phim nước ngoài sang, nhiều người trong chúng ta chỉ quan tâm đến việc phim đó có nói xấu, có xuyên tạc bôi nhọ Việt Nam không, chứ chưa chịu xem đó là cơ hội để mở mang đất nước.
Năm 2007, khi đạo diễn Mỹ nổi tiếng Oliver Stone đến Mỹ Lai (Quảng Ngãi) để chuẩn bị cho bộ phim “Pinkville” (Đề cập đến vụ thảm sát Mỹ Lai), một số “chuyên gia” kỳ cựu đã khẳng định: Oliver Stone sẽ không quay phim này tại Việt Nam!
... Và thực tế đúng như vậy. Họ còn chắc như đinh đóng cột rằng, trong tương lai sẽ không còn những phim lớn đến quay tại Việt Nam, nếu không có sự thay đổi mang tầm... quốc gia.
Cảm ơn người láng giềng Việt Nam!
Cuộc chiến Việt Nam đã khiến cái tên Việt Nam trở thành một chủ đề lớn của điện ảnh thế giới suốt mấy chục năm. Tổng cộng trên thế giới có trên 70 phim liên quan đến chiến tranh Việt Nam, trong đó 99% là phim Mỹ (tất nhiên vì họ là nhân vật chính của cuộc chiến) còn lại là lẻ tẻ vài ba bộ phim của Hong Kong, Hàn Quốc...
Trong số này, một số phim đã trở thành những kiệt tác kinh điển của điện ảnh thế giới như: “Coming Home” (Hồi hương - 3 giải Oscar 1978), “Forrest Gump” (6 giải Oscar 1994), “Born on the 4th of July” (Sinh ngày 4/7 - 2 giải Oscar 1989), “Apocalyse Now” (Ngày tận thế - 2 giải Oscar và Cành Cọ Vàng LHP Cannes 1979), “Birdy” (Ước là chim - Giải thưởng lớn BGK tại LHP Cannes 1984), “Full Metal Jacket” (Áo giáp thép - Đoạt hàng chục giải thưởng điện ảnh lớn nhỏ trên thế giới)...
Nhưng điều đáng nói ở đây là hơn 70 phim về đề tài chiến tranh Việt Nam (tất nhiên bao gồm cả những kiệt tác nêu trên)... đều không quay ở Việt Nam! Điều này cũng dễ hiểu bởi khoảng 10 năm đầu sau 1975, lệnh cấm vận nghiêm ngặt của chính phủ Mỹ khiến các dự án phim Mỹ không thể quay ở Việt Nam. Tuy nhiên đối với các nhà làm phim và đạo diễn có nhiều quyền lực, lệnh cấm vận của chính phủ Mỹ chẳng là gì, nếu họ thật sự muốn quay bộ phim tại chính nơi câu chuyện diễn ra.
Các nhà làm phim đã tìm đến các nước Đông Nam Á và họ phát hiện ra rằng, khí hậu, bối cảnh, thời tiết, và con người ở những nước này cũng tương tự như ở Việt Nam - đặc biệt giống nhất là Philippines (2 siêu phẩm “Apocalypse Now” và “Platoon” đều được quay toàn bộ ở đây).
Sau này, tình hình chính trị bất ổn và sự nổi dậy của các nhóm phiến quân, nạn bắt cóc và khủng bố khiến Philippines phải nhường... Việt Nam lại, và Thái Lan trở thành... bối cảnh Việt Nam được ưa thích nhất của các nhà làm phim phương Tây.
Chỉ trong khoảng 25 năm từ 1975 - 2000, hàng loạt bộ phim có liên quan đến câu chuyện, bối cảnh, và con người Việt Nam đã mang lại không biết bao nhiêu lợi ích... cho các nước trong khu vực: Hàng chục triệu USD đổ vào cho mỗi dự án, tạo công ăn việc làm cho người dân.
Quan trọng nhất là nhân sự của nước đó tiếp cận được với công nghệ làm phim đỉnh cao. Chuyên môn sản xuất phim được rèn luyện và đào tạo miễn phí, góp phần nâng tầm kỹ thuật cho điện ảnh của nước sở tại.
Khi phim chiếu ra, hàng triệu khách du lịch đổ xô đến những nơi dùng làm bối cảnh phim. Khi phim đoạt giải, những lời cảm ơn có cánh bay tới tấp đến đất nước đã cho mượn địa điểm giả làm bối cảnh Việt Nam...
Còn chúng ta thì sao?
Cầm vàng... sao để vàng rơi?
Ít ai biết cách đây gần 20 năm (khoảng 1990), đạo diễn Oliver Stone đã sang Việt Nam để xin chính thức quay bộ phim thứ 3 của ông về đề tài chiến tranh Việt Nam, “Heaven & Earth” (Trời và đất). Lúc ấy danh tiếng của Oliver Stone đang ở trên đỉnh cao, vì ông vừa mới đoạt giải Oscar lần thứ 2 với phim “Sinh ngày 4/7”.
Ở đây mọi thứ đều suôn sẻ, ngoại trừ kịch bản có một vài chi tiết nhạy cảm liên quan đến hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng, khi Oliver được yêu cầu phải cắt, ông đã nửa đùa nửa thật rằng: “Ngay cả ở Mỹ, tổng thống cũng không được quyền đòi cắt kịch bản của tôi!”.
Tuy nhiên vì rất muốn quay một bộ phim tại chính vùng đất đã mang lại nhiều vinh quang cho mình, nên Oliver Stone chấp nhận sửa lại chứ không cắt. Tuy nhiên đề nghị này của ông không được chấp nhận. Thế là Oliver Stone, cùng các nhà sản xuất quyết định cầm hơn 30 triệu USD chuyển sang Thái Lan để làm giả bối cảnh Việt Nam!
Duyệt kịch bản và cấp giấy phép cũng là chuyện bình thường trên thế giới, nhưng một thời kỳ dài ở ta là điều khó hiểu đối với các đoàn phim nước ngoài, kể từ sau vụ bộ phim Hong Kong đầy tai tiếng “Yêu tiếng hát Việt Nam" - khiến hàng loạt quan chức bị kỷ luật ở cuối thập niên 1980.
Kịch bản nước ngoài xin phép sản xuất tại Việt Nam đều phải duyệt càng lúc càng khó khăn, chỉ cần có chi tiết dễ liên tưởng đến những vấn đề nhạy cảm, là phải sửa hoặc “stop”.
Nhưng có lẽ điều khiến các nhà làm phim nước ngoài vào Việt Nam sợ nhất là thời gian chờ đợi để có giấy phép. Không ít dự án phim bị "chìm xuồng" vì chờ duyệt không nổi. Đồng tiền của nhà sản xuất phải luân chuyển để đầu tư vào chỗ khác!
Nguyên do chậm thì nhiều, nhưng có lẽ bắt nguồn từ năng lực thẩm định, qua ý kiến của nhiều người vì... sợ trách nhiệm! Trong lịch sử làm dịch vụ phim nước ngoài, chúng ta chưa bao giờ xem việc chào đón các dự án phim nước ngoài đến quay tại Việt Nam như một cơ hội làm ăn và quảng bá hình ảnh đất nước, mà luôn đối xử với họ như kiểu... ban ơn!
Năm 1999, bộ phim “Going Back” (sau này công chiếu đổi lại thành “Under Heavy Fire”) đã được cấp phép quay tại Việt Nam, nhưng lại bị “sao quả tạ” chiếu vào! Đây là phim chiến tranh, các loại đạo cụ súng ống hạng nặng ta không có, phải nhập vào từ nước ngoài thì các cấp có trách nhiệm ngại ngùng, phải đi lòng vòng xin phép các nơi cực kỳ mệt mỏi.
Đến khi họ không thể chờ đợi và chấp nhận sử dụng quân khí trong nước, thì riêng việc xin phép đi tham quan tại các bảo tàng quân sự cũng phải chờ sự chấp thuận của... Bộ Quốc phòng! Rốt cuộc đoàn “Going Back” đã kéo sang Philippines quay và không hẹn ngày trở lại như cái tên phim!
Năm 2001, bộ phim kinh dị của Hàn Quốc về chiến tranh Việt Nam, “R-Point” (Điểm R) cũng đã có giấy phép quay sau bao gian truân. Nhưng rồi họ cũng bị vướng phải rào cản: khí tài chiến tranh. Trong phim có một cảnh phải xuất hiện chiếc trực thăng chuồn chuồn của Mỹ (sử dụng trong chiến tranh Việt Nam).
Loại này ở ta cũng có, nhưng tất cả đều đã hết giờ bay từ rất lâu, nên phía Hàn Quốc đề nghị mang trực thăng từ nước ngoài vào. Vì phải chờ quá lâu để có câu trả lời chính thức từ phía Việt Nam về việc này, nên đoàn “R-Point” đã sang Campuchia để thực hiện bộ phim!
Cột mốc Bond 18!
Năm 1995, vài tháng sau khi tổng thống Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, một đoàn tiền trạm từ Mỹ đến Việt Nam để khảo sát bối cảnh cho một bộ phim. Đi khảo sát nơi đâu hoặc đến đâu họ cũng để lại name card, trên đó có in rõ logo nổi tiếng của loạt phim về siêu điệp viên James Bond 007: 2 số 0 và số 7 cách điệu từ khẩu súng lục.
“James Bond” là loạt phim nổi tiếng nhất thế giới. Nhân vật điện ảnh bất tử này tồn tại đã trên nửa thế kỷ mà vẫn luôn ăn khách. Đặc điểm của phim “007” là quay ở nhiều nước. Họ đến quay ở đâu, danh tiếng của bộ phim là đảm bảo bằng vàng cho du lịch ở đó phát triển.
Việc “James Bond 007” “mở hàng” cho một bộ phim Mỹ đầu tiên quay tại Việt Nam thu hút sự quan tâm của cả Hollywood, bởi lúc ấy việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam sẽ mở ra một cơ hội tốt cho các bên và điện ảnh là cú hích hàng đầu. Thậm chí khi nghe “007” chuẩn bị ở Việt Nam, vợ chồng Tom Cruise và Nicole Kidman đang đi du lịch ở châu Á, đã bí mật ghé sang Việt Nam để gặp gỡ các nhà sản xuất...
Bộ phim lúc ấy chưa có tên chính thức, chỉ có tên tạm đặt là “Bond 18”. Vì tính chất quan trọng của bộ phim nên việc duyệt và cấp phép phải có sự chấp thuận từ các cơ quan có thẩm quyền cao nhất. Ngày nhận được quyết định chính thức, cả đoàn Bond đã khui champagne ăn mừng và lập tức triển khai rầm rộ.
Họ dự định sẽ quay 3 tuần và chuẩn bị trong 3 tháng, chỉ cho một trường đoạn hấp dẫn nhất của phim: Cảnh rượt đuổi bằng xe máy BMW phân khối lớn giữa Pierce Brosnan, Dương Tử Quỳnh và những kẻ xấu. Ngoài ra còn thêm một vài cảnh quay ở Vịnh Hạ Long. Dự kiến họ sẽ tiêu tốn khoảng 5 triệu USD chỉ trong vài tháng ở Việt Nam.
Mọi việc đang tiến triển tốt đẹp thì ngày định mệnh đến. Buổi sáng hôm ấy vừa có thêm giấy phép chấp thuận từ Ủy ban nhân dân Tp.HCM, thì ngay chiều hôm đó, một công điện khẩn từ Cục Điện Ảnh gửi vào buộc phải dừng khẩn cấp mọi hoạt động của đoàn Bond 18 tại Việt Nam, mà không đưa ra một lời giải thích!
Sự kiện Việt Nam từ chối Bond 18 đã gây chấn động Hollywood và làm cả châu Á phải tiếc nuối, trừ Thái Lan... “vô tình lượm được cái bình!”. Một nhà sản xuất phim người Philippines bình luận về sự kiện này: “Có lẽ Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới “dám” nói không với James Bond. Nếu chỉ cần biết Bond có quan tâm đến Philippines một chút thôi, nước chúng tôi chắc chắn sẽ trải thảm đỏ để rước họ vào”.
Việc chuyển bộ phim sang Thái Lan là chuyện nhỏ đối với đoàn “Bond 18” dù thiệt hại của họ là rất lớn, nhưng tác hại của nó với Việt Nam là không sao tính nổi! Hàng loạt dự án chuẩn bị triển khai có liên quan đến Việt Nam, lập tức bị hoãn vô thời hạn với lý do mà bất cứ hãng phim nào của Hollywood cũng phải ngán: Không một ngân hàng hay tập đoàn tài chính bảo hiểm nào trên thế giới dám nhận bảo hiểm cho một bộ phim triển khai tại Việt Nam, vì rủi ro quá lớn!
Sau này khi xem “Tomorrow Never Dies” (tức “Bond 18”), không ai hiểu nổi lý do vì sao bộ phim bị đối xử như vậy. Và “nghi án” này đã khiến Việt Nam nằm trong danh sách những địa danh mà các đoàn phim Hollywood... không dám đặt chân tới! (“Người Mỹ trầm lặng” quay tại Việt Nam năm 2000 chỉ là một phim nhỏ không thuộc hệ thống của Hollywood).
Nếu bạn được xem các show diễn “007” khi đi du lịch Thái Lan, có phải móc tiền túi để được xem Vịnh Hạ Long và đường phố Sài Gòn “dỏm” ở Thái Lan, thì cũng ráng mà ngậm đắng nuốt cay... vì nghịch lý: Người Thái tuy “trâu chậm” nhưng lại “uống nước trong”.
Cơ hội ngày càng khó
Khoảng 3 năm trở lại đây, các hãng phim lớn nhất thế giới đã thống nhất đưa ra một quan điểm đầu tư điện ảnh mới. Sẽ không có chuyện các dự án triệu đô tự động “nộp mạng” cho các nước như trước đây. Mà chính các nước được chọn làm bối cảnh sẽ phải đưa ra những ưu đãi, và cam kết đặc biệt của chính phủ về chính sách thuế (tiếng Anh tạm gọi là Film Production Incentive) khi họ đổ hàng triệu USD vào nước đó để sản xuất phim. Nước nào đưa ra chính sách ưu đãi kinh tế tốt nhất, các đoàn phim sẽ tới.
Chính sách này hiện đang rất phổ biến trên thế giới (ngay cả trong nước Mỹ, mỗi bang đều đưa ra những chính sách khác nhau để lôi kéo các đoàn phim). Ở châu Á, đã có nhiều nước tham gia, Thái Lan cũng đang chuẩn bị lộ trình để nhanh chóng gia nhập Incentive.
Nhưng họ cũng biết rõ lợi thế của mình với Hollywood - Muốn quay phim về Việt Nam... chỉ có cách tốt nhất là đến Thái Lan! Đó là lý do vì sao Oliver Stone khi chuẩn bị cho “Pinkville” đã chọn sản xuất ở Thái từ lâu, và việc đến Việt Nam chỉ hoàn toàn mang tính ngoại giao thăm hỏi!
Trước nay, mỗi lần có đoàn phim nước ngoài sang, nhiều người trong chúng ta chỉ quan tâm đến việc phim đó có nói xấu, có xuyên tạc bôi nhọ Việt Nam không, chứ chưa chịu xem đó là cơ hội để mở mang đất nước.
Mà thật ra cũng dễ thấy, nếu thực sự muốn làm điều xấu thì họ sẽ sang nước khác quay chứ dại gì làm ở Việt Nam. Gần 70 phim truyện về đề tài chiến tranh Việt Nam (trong đó có rất nhiều phim xuyên tạc bôi nhọ), có phim nào quay ở Việt Nam đâu! Trong khi đó những đoàn phim đến Việt Nam thật sự bằng thiện chí thì chúng ta đã cư xử với họ thế nào!?
Đã quá muộn để sửa sai, vì chúng ta đã mất khoảng 20 năm niềm tin để hội nhập với thế giới điện ảnh. Nay cơ hội đó càng khó khăn hơn gấp vạn lần với quy chế Incentive đang áp dụng trên toàn cầu. Nói là khó khăn bởi hiện nay, dù những người trong ngành quản lý điện ảnh có biết đến quy chế Incentive, nhưng để vận dụng được ở Việt Nam sẽ phải mất rất nhiều thời gian.
http://suckhoedoisong.vn/vi-sao-hollywood-ruong-bo-viet-nam-n73708.html

Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

Doanh nhân Lê Xuân Hà Giang - Tấm gương doanh nhân làm theo lời bác

Ông Lê Xuân Giang CTHĐQT công ty cổ phần Liên Kết Việt là thành viên của tập đoàn y tế bộ quốc phòng, độc quyền phân phối máy tự động Ozone ... và máy vật lý trị liệu ... . Công ty đã được nhận vinh dự được tặng cúp vàng vinh dự sản phẩm được tin dùng 2013 và thương hiệu Việt Nam phát triển bên vừng 2014. Ông Lê Xuân Giang được nhận giải thưởng “Doanh nhân làm theo lời Bác” năm 2014.



Với các danh hiệu trên các lãnh đạo của công ty Liên Kết Việt vừa bị Bộ Công An Việt Nam bắt tạm giam với cáo buộc "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" của hơn 60.000 người, với số tiền lên đến 1.900 tỷ, truyền thông trong nước đưa tin.

Công ty này bị cáo buộc "mạo nhận trực thuộc bộ quốc phòng để lừa đảo". Công ty Liên Kết Việt bán các sản phẩm thực phẩm chức năng, máy vật l‎ý trị liệu, máy khử độc Ozone và nói các sản phẩm này có hợp tác với “các đơn vị Bộ Quốc Phòng”.

Rõ ràng năm 2014 Lê Xuân Hà Giang đã được trao tặng Doanh Nhân làm theo lời Bác và được tổ chức vinh doanh đã nói là công ty Liên Kết Việt thuộc là thành viên của bộ quốc phòng, tổ chức vinh danh đó phải điều tra kĩ càng mới dám công bố như thế, tổ chức vinh doanh phải gặp những người đại diện cho tập đoàn bộ y tế để xác nhận, và công bố trên truyền thông đại chúng. Vậy năm 2014 tập đoàn bộ y tế bộ quốc phòng không phủ nhận đi mà sao đến khi vụ việc vỡ lỡ thì mới phủ nhận.

Nếu không có tập đoàn y tế bộ quốc phòng và các tổ chức vinh doanh tiếp tay thì lệu người dân VN có bị lừa đến thế không? giờ vụ việc vỡ lỡ tất cả đều chối tội, phải điều tra những kẻ có liên quan, những kẻ đã ngậm tiền của cty Liên Kết Việt tiếp tay để cty đa câp LKV lừa bịp người dân VN.

Giờ vụ việc đã rõ ràng như thế, nhưng đài truyền hình VN VTV lại cũng tiếp tay nhằm che đậy nhưng người có liên quan chạy tội, VTV lừa bịp của toàn thể dân chúng VN bảo tập đoàn y tế bộ quốc phòng không liên quan. Dân còn tin ai được nữa, đến VTV truyền thông của cả quốc gia còn lừa bịp?





Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

Câu phát ngôn kinh điển của Hoàng Trung Hải làm cả cộng động mạng xôn xao

    Với câu phát ngôn của Hoàng Trung Hải ""Thà sống nghèo nhưng công bằng và yên bình còn hơn là cuộc sống giàu mà bon chen, không an toàn"." đã làm cho công động mạng xôn xao.

    Câu phát ngôn đó làm cho cộng đồng đặt câu hỏi liệu có an toàn thực sự không?. Thắc mắc được tổng hợp: An toàn mà người dân VN ăn chất độc hại đứng top thế giới, người chết bị bệnh ung thư lớn nhất thế giới, tai nạn giao thông đứng top thế giới, vì đói nghèo mà người dân VN phải tha phương cầu thực xuất khẩu lao động kháp thế giới, phụ nữ phải ra nước ngoài đi làm người ở cho các gia đình các nước TB, phụ nữ được các gia đình các nước TB mua để làm vợ cho những kẻ nát rượu, bị bệnh down ...

   Dưới đây là tổng hợp từ cộng đồng mạng xôn xao trước câu phát ngôn kinh điển đó.

 - đúng là "Thà giàu có mà sung sướng còn hơn sống nghèo khổ mà thiếu thốn!" 
colonthree em
 -  Yên bình nhưng toàn ăn, hít hàng nhập lậu từ Fide nên sắp ung thư xuống hố cả nút rồi Ngài à :))

 -  .còn hơn giàu mà ếu có cái tượng đài namek cao nhất hệ mặt trời
colonthree emoticon chưa kể lâu lâu ngắm tượng quên mọe luôn cái nghèo

colonthree emotic chưa kể lâu lâu ngắm tượng quên mọe luôn cái nghèoĐúng tay sai của lũ giặc cỏ phương Bắc, suy nghĩ bần nông vkl 
   ...


Liệu người dân Việt Nam đến lúc nào có thể chọn đúng nghĩa một lãnh đạo thực thụ đây? Giờ đây chỉ là cơ cấu của một đảng cầm quyền tự cơ cấu cho nhau theo mua chức bán quyền, phe cánh nhóm lợi ích với nhau.



Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016

Bài báo bịp bợm về nam sinh tạm dừng du học tại Anh lên đường nhập ngũ

   Một bài báo đã tự bịa ra một trường hợp nam sinh tạm dừng du học tại Anh để nhập ngũ. Một tờ báo mạng nổi tiếng nhất nhì ở VN như VietNamnet mà bịa ra một câu chuyện để đi lừa bịp thiên hạ thì cho thấy chế độ này quá thối nát lắm và bệnh hoạn lắm rồi, lừa người dân thiếu hiểu biết bằng mọi cách. Không có trường nào ở Anh tên là  London School of Commercial  cả.

  Mục đich của bài báo này bịa ra để nhằm mục đích gì, được sự chỉ đạo từ ai, từ cấp nào, từ ban tuyên giáo nào?
 
  Dưới đây là một số đoạn trích từ bài báo, mọi người có thể kiểm chứng sự là bịp này:

 " Học trường quốc tế và đang du học ở Anh nhưng Ngô Quang Huy đã quyết định xin dừng học để viết đơn xin nhập ngũ. Anh là 1 trong 16 công dân tự nguyện viết đơn xin nhập ngũ lần này tại quận Thanh Xuân, Hà Nội."
                                            


 Tân binh Ngô Quang Huy (phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân), một trong 16 trường hợp tình nguyện viết đơn xin được nhập ngũ của quận Thanh Xuân từng học ở Trường Song ngữ Quốc tế Horizon và du học ở Trường London School of Commercial (Vương quốc Anh) đã được giao về Đại đội 10, Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 692, Sư đoàn 301. 

Nguồn http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/290619/nam-sinh-tam-dung-du-hoc-tai-anh-len-duong-nhap-ngu.html

                                  

GỬI CÁC BẠN BẢN TIN VỀ Thông tư 01/2016/TT-BCA: Cấm cảnh sát giao thông “núp lùm”

   Càng ngày tri thức của người dân càng ngày càng tăng, dân không sợ CA nữa, mà CA phải trở về bản chất thực của chính mình, đó là phục vụ người dân, chứ không phải phục vụ quan chức CS nữa. Trước đây là đất nước Việt Nam là đất nước CA trị, giờ cần phải xoa bỏ cơ chế CA trị (chỉ biết còn đảng, thì còn mình).

GỬI CÁC BẠN BẢN TIN VỀ Thông tư 01/2016/TT-BCA: Cấm cảnh sát giao thông “núp lùm”


3 Điểm chính trong thông tư mà các bạn cần biết CSGT không có quyền được làm khi thi hành công vụ:
- Cảnh sát giao thông mặc quân phục thì buộc phải tuần tra, kiểm soát một cách công khai chứ không được “núp lùm” để xử phạt người vi phạm giao thông.

- Không được chỉ gậy vào người tham gia giao thông khi người ta có sai phạm...

Phải chấm dứt ngay tình trạng đứng núp khi làm nhiệm vụ. Nghiêm cấm việc rút, giật chìa khóa trên xe người vi phạm”.

Đó là khẳng định của đại tá Đào Vịnh Thắng, trưởng Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an Hà Nội, khi trao đổi với Tuổi Trẻ về việc chấn chỉnh những việc làm chưa đúng của lực lượng CSGT thủ đô. Ông Thắng cho biết: