About

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2016

Chỉ thị 15 - Chiếc áo giáp của đảng viên?

RFA
Ngay sau khi lời phát biểu của thiếu tướng Phan Anh Minh, phó giám đốc Sở Công an TP Hồ Chí Minh thừa nhận “Công an không được trinh sát Đảng viên, vì vướng chỉ thị 15”, dư luận trong nước đều hướng về một biên bản được cho là rất quyền lực này
Có thật sự đây là một chỉ thị bí mật mà chỉ vừa được thiếu tướng Phan Anh Minh tiết lộ? Và chỉ thị 15 có ý nghĩa như thế nào trong công tác phòng chống tham nhũng?

Một chỉ thị tuyệt mật
Chỉ thị 15 do Bộ chính trị đưa ra vào ngày 7 tháng 7 năm 2007 về sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan quan bảo vệ luật pháp trong công tác điều tra, xử lý các vụ án và công tác bảo vệ đảng.
Tuy nhiên, chỉ sau khi thiếu tướng Phan Anh Minh, phó giám đốc Sở Công an TP.HCM, có lời phát biểu tại Hội nghị tổng kết phòng chống tham nhũng, lãng phí năm 2015, nội dung của chỉ thị này mới được tiết lộ:
“Các cơ quan bảo vệ pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu đảng viên vi phạm đều phải báo cáo bằng văn bản với tổ chức đảng, cấp ủy đảng quản lý trực tiếp đảng viên đó, khi được tổ chức đảng, cấp ủy đảng xem xét đồng ý cho điều tra, khởi tố, bắt... thì cơ quan bảo vệ pháp luật mới được tiến hành các biện pháp tố tụng.”
Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm văn phòng Quốc hội xác nhận có nghe về nội dung của chỉ thị 15 này đúng như những gì thiếu tướng Phan Anh Minh phát biểu:
Ngày hôm nay tôi đọc báo tôi mới biết chỉ thị 15 chứ bản thân tôi với nhiều năm là Đảng viên tôi cũng không biết đến chỉ thị này. Tôi nghe nói chỉ thị này là chỉ thị mật cho nên họ không phổ biến rộng rãi.
- TS-BS Đinh Đức Long 
“Chỉ thị 15 thì tôi có nghe có người nói đến. Khi muốn truy tố, tạm giam, xử lý xét xử một Đảng viên thì phải báo cho cấp quản lý người đó biết để xử lý Đảng viên, cụ thể là đình chỉ sinh hoạt Đảng hoặc khai trừ Đảng thì lúc đó mới có thể tiến hành các thủ tục được.”
Tuy nhiên Luật sư Trần Quốc Thuận cho biết trong nhiều năm công tác, ông chưa từng nghe hoặc tận mắt nhìn thấy chỉ thị đó.
“Vì biên bản đó là tuyệt mật, chỉ có thủ trưởng, những người đứng đầu ngành các cơ quan, tổ chức thì mới biết. Tôi có nghe nói, nghe người ta thuật lại chứ chưa thấy biên bản đó.”
Một người với nhiều năm tuổi Đảng, nhưng đã từ bỏ vào ngày 22 tháng 8 năm 2014, Trung tá Quân đội nhân dân Việt Nam, Tiến sĩ, Bác sĩ Đinh Đức Long cũng thừa nhận trong nhiều năm là Đảng viên, ông cũng không được biết đến biên bản gọi là chỉ thị 15.
“Ngày hôm nay tôi đọc báo tôi mới biết chỉ thị 15 chứ bản thân tôi với nhiều năm là Đảng viên tôi cũng không biết đến chỉ thị này. Tôi nghe nói chỉ thị này là chỉ thị mật cho nên họ không phổ biến rộng rãi.”
Luật sư Trần Quốc Thuận cho biết, chỉ đến khi ông nhận hồ sơ vụ án của blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, lúc đó ông mới được tiếp cận chỉ thị 15. Đặc biệt, ông cho biết chỉ thị 15 chính là một trong những lý do làm cho vụ án của blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh chưa thể đem ra xét xử.
“Viện kiểm sát tối cao đề nghị điều tra và đề nghị phục hồi đảng tịch. Tôi tìm hiểu tại sao phải làm vật thì người ta nói anh này là Đảng viên nhưng chưa đình chỉ sinh hoạt Đảng, chưa khai trừ Đảng, chưa xoá tên Đảng thì truy tố như vậy sẽ vướng chỉ thị 15.”
“Vì những người ngồi xét xử ở Việt Nam đều là Đảng viên cả, nên có lẽ câu chuyện người ta đặt ra là anh là Đảng viên thì anh có chấp hành chỉ thị 15 không, mà nếu chấp hành chỉ thị 15 thì tôi cho rằng vụ án Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh có nhiều khúc mắc khó tháo gỡ.”
Chiếc áo giáp của Đảng viên
Tại Hội nghị tổng kết phòng chống tham nhũng, Thiếu tướng Phan Anh Minh, phó giám đốc Sở Công an TP Hồ Chí Minh đưa ra lý do vì sao Công an TP không phát hiện được án tham nhũng, đó là “Vì CATP cũng phải chấp hành chỉ thị 15, hầu hết đối tượng thực hiện hành vi tham nhũng là đảng viên mà công an thì không được quyền tổ chức trinh sát đảng viên.”
Như lời giải thích của thiếu tướng Phan Anh Minh ở trên, có thể hiểu chỉ thị 15 không những đang giám sát, quản lý toàn bộ quá trình tố tụng của một vụ án liên quan đến đối tượng là Đảng viên mà còn quyết định vụ án nào sẽ được trinh sát và khởi tố.
Nói về góc độ luật pháp, chỉ thị này của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đi vi phạm pháp luật. Vì mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật thì tại sao người Đảng viên lại không bị điều tra?
- TS-BS Đinh Đức Long
Cũng từng là một Đảng viên, tuy nhiên Tiến sĩ Đinh Đức Long, ngay khi biết đến chỉ thị 15 thì ông đã thể hiện quan điểm bất bình về biên bản này.
“Nói về góc độ luật pháp, chỉ thị này của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đi vi phạm pháp luật. Vì mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật thì tại sao người Đảng viên lại không bị điều tra?”
Một cách hình tượng hơn, Tiến sĩ Đinh Đức Long so sánh chỉ thị 15 với hình ảnh của một chiếc áo giáp nhằm mục đích “bảo vệ cho những Đảng viên có thể độc quyền tham nhũng mà không ai dám đụng vào được. Không có phương tiện nào về mặt pháp lý để làm được cả.”
“Theo lời thiếu tướng Phan Anh Minh nói thì với chỉ thị này, người tham nhũng được bảo vệ tuyệt đối, vì đa số người tham nhũng là Đảng viên có chức có quyền. Và chỉ thị 15 đã bảo vệ cho họ. Công an là lực lượng chuyên chính rất là mạnh hiện nay mà không đụng vào được thì làm sao quân đội, nhân dân chúng tôi đụng vào được?”
Luật sư Trần Quốc Thuận lại có một nhận định khác tích cực hơn. Ông nói rằng công việc chống tham nhũng đã được chính phủ chuyển sang cho bên Đảng và trưởng uỷ ban chống tham nhũng hiện giờ là Tổng bí thư. Đó là một cách để không bị vướng chỉ thị 15 của Bộ chính trị.
“Còn việc kỳ này có nhiều người xuất phát nguyên là cán bộ công an tướng lãnh công an giờ giữ những vị trí quan trọng trong Đảng và nhà nước thì tôi cho rằng đó là sự phát triển bình thường của cán bộ. Hiện nay theo giới thiệu kỳ này ra ứng cử vào đại biểu Quốc hội thì số người bên quân đội đông hơn bên công an. Cho nên trong quá trình làm việc thì nơi nào làm tốt thì họ phát triển chứ tôi chưa thấy có sự chi phối nào của công an trong bộ máy Đảng và nhà nước.”
Sau lời phát biểu thẳng thắn của Thiếu tướng Phan Anh Minh, rất nhiều ý kiến trên truyền thông mạng cho rằng sẽ có nhiều chuyên án được phá vỡ. Cũng như nhận định mà chúng tôi ghi nhận từ Tiến sĩ Đinh Đức Long cho biết rằng theo ông, những sự thật vốn được che dấu bao lâu nay trong Đảng cộng sản cũng như Bộ chính trị Việt nam đang dần dần lộ ra.

Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2016

Những người vợ và tình (lẻ tẻ) của HCM

Sau ngày cộng sản Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, nhiều tài liệu và tin tức được phổ biến về sự thật con người Hồ Chí Minh (HCM), cũng như về cuộc đời riêng tư của người lãnh tụ Đảng Cộng Sản Việt Nam.




Mối tình với cô gái người Nùng tên Nông Thị Xuân được bạch hoá rõ ràng nhất qua nhiều nhân chứng còn sống viết và kể lại. Tại Hà Nội, cô Xuân được lệnh ở nhà riêng số 66 Hàng Bông Nhuộm, nhưng vẫn phải đến "gặp" bác Hồ. Năm 1956, Nông Thị Xuân sinh cho HCM một người con trai đặt tên Nguyễn Tất Trung. Sau đó Xuân có ý muốn chính thức hoá cuộc hôn nhân với "Hồ Chủ Tịch". Ngày 11 tháng 2, 1957, vào khoảng 7 giờ tối, Xuân được ô tô đón sang gặp HCM. Sáng hôm sau, ngày 12 tháng 2, 1957, công an báo tin cho cô Vàng (em cô Xuân) là Xuân đã chết vì tai nạn ô tô. Liền sau đó cô Vàng đến thăm xác chị ở nhà thương Phủ Doãn và chứng kiến biên bản khám nghiệm tử thi của bác sĩ. Bác sĩ cho biết nạn nhân không chết vì tai nạn ô tô, vì khám toàn cơ thể không có dấu hiệu gì cả ngoại trừ vết nứt trên sọ đầu, và bác sĩ đã tuyên bố, có thể nạn nhân bị trùm chăn trên đầu rồi bị đập bằng búa.

Cô Vàng vội chạy về báo tin ngay cho người chồng sắp cưới là một bộ đội đang bị thương tật sống ở tỉnh Cao Bằng. Vàng biết chắc rằng cô cũng sẽ bị thủ tiêu vì cô chứng kiến sự thật chị của cô do HCM âm mưu sát hại.Thật vậy, ngày 2 tháng 11, 1957, cô Vàng bị giết chết và xác được tìm thấy trên sông Bằng Giang, đến ngày 5 tháng 11 xác mới nổi lên ở cầu Hoàng Bồ.

Tin này được phổ biến rộng rãi hơn nhờ lá thư của anh bộ đội này đệ lên Nguyễn Hữu Thọ, chủ tịch Quốc Hội CHXHCN VN, vào ngày 29 tháng 7, 1983, trước khi anh qua đời sau cơn bạo bệnh. Trong lá thư anh bộ đội đã kể đầy đủ chi tiết những gì cô Vàng đã kể cho anh nghe, cả việc bộ trưởng Công An Trần Quốc Hoàn được HCM giao phó trông coi cô Xuân. Trong thư kể lại hình ảnh Trần Quốc Hoàn đã hãm hiếp cô Xuân rất tàn nhẫn trước đó một tuần khi được lệnh giết cô Xuân. Hơn nữa, anh bộ đội còn cho rằng Nguyễn Tất Trung có thể bị thủ tiêu nếu bị tiết lộ tông tích. Do đó đến ngày hôm nay người ta chưa biết Nguyễn Tất Trung làm gì và ở đâu. Tuy nhiên, năm 2007, nhà văn đấu tranh trong nước, bà Trần Khải Thanh Thủy, đã tìm hiểu về tông tích của Trung và chính bà đã tìm gặp anh ta. Qua việc kể lại của Trần Khải Thanh Thủy người ta không ngần ngại gì nữa khi cho rằng Nguyễn Tất Trung chính là con của HCM. Được biết anh ta hiện đang được Đảng "nuôi" đàng hòang trong khu nhà sang trọng tại Hà Nội.

Toàn bộ lá thư của anh bộ đội được đăng trong cuốn "Công Lý Đòi Hỏi" của cựu đảng viên Nguyễn Minh Cần, xuất bản 1997. Ông hiện tỵ nạn chính trị tại Nga. Ngoài ra, câu chuyện cô Xuân này cũng được nhắc tới trong cuốn "Đêm Giữa Ban Ngày" của Vũ Thư Hiên, cũng một cựu đảng viên.

Nói chung về những người đàn bà trong đời HCM thì nhiều lắm. Người ta đã khám phá qua những tài liệu trong các văn khố bên Nga, bên Pháp, và các nơi. Sau hơn 20 năm sưu tầm nghiên cứu về con người HCM, ông William Duiker, mặc dù hâm mộ họ Hồ vì nghĩ rằng ông ta có lòng yêu nước (ông đã đọc những sách tuyên truyền của cộng sản?) cũng đã khám phá ra cái bản chất mưu mô của người cộng sản này, đồng thời tác giả còn đề cập đến những người phụ nữ đã đi qua trong đời Hồ.

Một cách vắn tắt, trước tiên phải nói đến Tăng Tuyết Minh, người vợ Hồ Chí Minh cưới đầu tiên tại Quảng Châu, Trung quốc. Đến Quảng Châu (Trung Hoa), Nguyễn Ái Quốc, lúc đó lấy tên là Lý Thụy kết hôn với một người phụ nữ Trung Hoa là Tăng Tuyết Minh năm 1926. Bà nầy bị thất lạc sau cuộc chiến Quốc Cộng ở Trung Hoa năm 1927. Theo một tài liệu khác, thì trong thời gian nầy, Lý Thụy còn sống với một phụ nữ Trung Hoa thứ nhì là Lý Huệ Khanh, em của Lý Huệ Quần. Lý Huệ Quần là vợ của Lâm Đức Thụ, một đồng chí của Lý Thụy.

Sau đó thì phải nói tới mối tình được nhiều người bàn tán là giữa HCM và Nguyễn Thị Minh Khai vào đầu Xuân 1931. Theo Bùi Tín, một cựu đảng viên, lý lịch của Minh Khai được ghi trong tài liệu quốc tế cộng sản. Minh Khai ghi rõ ràng chồng là Lin (bí danh Nguyễn Ái Quốc tức HCM). Đã có lần ông Hồ đệ đơn lên cưới Minh Khai nhưng bị cấp trên Đảng Cộng Sản Quốc Tế bên Nga chưa cho phép. Minh Khai còn có bí danh là Trần Thị Lan, Phan Lan, nên sau khi HCM lấy bút hiệu T. Lan viết sách "Vừa Đi Đường Vừa Kể Chuyên…" tự ca ngợi mình thì người ta cho rằng có thể Hồ lấy bút hiệu đó để tưởng nhớ đến Minh Khai, người nữ cán bộ cộng sản trẻ tuổi đã bị Pháp xử tử.

Trong "Ho Chi Minh" tác giả William Duiker có ghi một phụ nữ trẻ khác tên Lý Sâm, lúc đó là vợ của Hồ Tùng Mậu, đồng chí của HCM. Lý Sâm và HCM đã bị cảnh sát Hong kong bắt tại một phòng hotel khi hai người đang trong phòng ngủ, lúc 2 giờ sáng ngày 6, tháng 6, 1931.

Sau khi bị tù tại Hongkong, Hồ có tên mới là Tống Văn Sơ. Sau khi rời khỏi HongKong HCM đổi nhiều tên họ khác nhau để tiếp tục hoạt động. Có những nguồn tin cho biết khi ông trở về lại Nga, đàn anh cũng đã tìm cho Hồ một người phụ nữ Nga để làm vợ…Trong cuốn "Con Rồng Việt Nam" tác giả cựu hoàng Bảo Đại ghi "Hồ Chí Minh có một người vợ Nga và có chung một người con gái, nhưng ông ta không bao giờ nhắc đến" (trang 205). Sở dĩ cựu hoàng Bảo Đại biết chuyện này nhờ những dịp đi "công tác" với Võ Nguyên Giáp vào 1945. Ông Giáp đã kể lại một số sự thật về HCM, lúc này Bảo Đại mới biết rõ HCM là tên quốc tế cộng sản nên tìm đường lưu vong.

Một trong những người phụ nữ Tây Phương có cô Marie Bière. Thành Tín tức Bùi Tín ghi trong "Về Ba Ông Thánh", xuất bản 5/1995, (trang 149): "Theo tài liệu Pháp, khi trẻ tuổi, làm thợ ảnh, ông Hồ có quan hệ với một cô đầm tên là Marie Biere nào đó.." Cũng theo Bùi Tín nói về tài liệu tham khảo của Sophia Judge, một nữ sử học gia Hoa Kỳ rành tiếng Việt đã bỏ nhiều năm nghiên cứu, sưu tầm tài liệu về ông Hồ, nhất là 2 năm tại Moscow. Ông Hồ có người tình tên Vera Vasilieva. Vera có con gái riêng, và cô này kể cho bà Sophia nghe. "Về Ba Ông Thánh", (trang 151): "Vào dịp đại hội 7 của quốc tế cộng sản, cô ta mới 10 tuổi, nhưng còn nhớ ông Hồ thường ghé chơi nhà mẹ cô ta và một số lần ngủ lại trên ghế dài vào năm 1934…"

Theo tài liệu của bà Sophia Judge, Bùi Tín, cùng sách trên (trang 153): "Anh thanh niên Quốc ăn mặc rất chải chuốt, luôn mang cà vạt màu rất diện, xức cả nước hoa cực thơm. Ông còn để lại khi về nước một va-ly áo quần ông sắm cho vợ ông tòan là lọai sang, cô bé Nga này lấy ra dùng bao nhiêu năm mới hết!" HCM còn "yêu" cả vợ của Chu Ân Lai là bà Đặng Dĩnh Siêu khi đang dan díu với người phụ nữ Nga Vẻra này.

Ông Hồ cặp tay đi dạo với một cô gái Tây phương trong một hình được phổ biến rộng rãi ngoài đời và internet cũng không lấy làm lạ. (hình từ nguồn của Sở Mật Thám của Pháp). Lúc này ông Hồ đã khá già, có lẽ trên 70.

Đàn ông hay đàn bà thay chồng đổi vợ cũng là lẽ thường. Cái đám cưới chính thức với Tăng Tuyết Minh đã có nhiều tài liệu để lại, nhưng HCM và Đảng chưa bao giờ tuyên bố Hồ có vợ con, đừng nói chi bao mối tình khác diễn ra sau đó. Đàn ông độc thân dẫn bạn gái đi dạo là chuyện rất thường, hoặc nhiều vợ nhiều con có khi cũng được thế gian thông cảm. Nhưng khác thường là HCM đã tự tạo cho mình thành một huyền thoại khi vào năm 1948, chính HCM lấy bút hiệu Trần Dân Tiên viết "Những Mẩu Chuyện về Đời Hoạt Động của Hồ Chủ Tịch" tự ca ngợi mình, cho mình còn độc thân, cả đời chỉ biết lo cho dân cho nước.

Ghi nhận quan trọng là sau khi trở lại Việt Nam vào đầu thập niên 40, HCM hoạt động trong hang Pac Bo để mưu toan cướp chính quyền vua Bảo Đại và chính phủ Trần Trọng Kim, Hồ đã có những cuộc tình nghĩ rằng không ai khám phá nhưng dưới ánh sáng mặt trời mọi chuyện cũng đều bị vỡ tung. Ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện khi nhắc tới những cuộc tình của HCM cũng có đề cập một người phụ nữ tên Đỗ Thị Lạc ngoài những người tình nổi tiếng khác của Hồ. Bà này đã sinh cho HCM một người con gái, nhưng sau đó thì hai mẹ con đều mất tông tích.

Thêm nữa, trong sách "Năng Động Hồ Chí Minh," tác giả Thép Mới cũng đã ghi (trang 143): "Bác giới thiệu với bản làng người nữ cán bộ hôm qua cùng về với Bác: -Đây đồng chí Lạc thay cháu Nông Thị Trưng về đây ở với đồng bào…"

Nông Thị Trưng là ai?

Đặc biệt hơn hết là môt phụ nữ cũng người sắc tộc thiểu số, Tầy, khá xinh đẹp tên Nông Thị Ngác (không ngạc nhiên vì vùng rừng núi Cao Bằng làm sao có gái Việt Nam chính thống). Lý do câu chuyện tình đặc sắc này được nổi bật những năm sau này là do cuộc phỏng vấn của tờ báo Xuân trong nước vào khoảng năm 1997. Nhà báo có phỏng vấn bà Nông Thị Ngác, một chứng nhân sống nói về "Bác Hồ". Bà Ngác đã không dấu diếm chi cả những gì đã xảy ra trong thời gian HCM tại hang Pac Bo vào đầu thập niên 40. Bà kể hằng ngày Ngác đến "học tập" với HCM ròng rã cả năm. Hồ căn dặn Ngác không nên gọi Hồ bằng "Bác" mà hãy gọi là "Chú Thu" và xưng "Cháu". Thế thì sau đó chú cháu tiê’p tục học tập…

Được biết sau thời gian rời Pac Bo, HCM cướp chính quyền thành công, trở thành người lãnh tụ chính thức của Đảng Cộng Sản Việt Nam, người nữ cán bộ gương mẫu mà Hồ yêu quý, tức Nông Thị Ngác, lại được cất chức làm Chánh Án Toà Án Nhân Dân tỉnh Cao Bằng… Ông Hồ yêu quý Ngác đến độ đặt cho người nữ cán bộ này một tên nữa là Nông Thị Trưng, ý giống như Trưng Trắc, Trưng Nhị vậy. Tin Nông Thị Ngác là ai cũng đã được người dân trong nước bàn tán. "Chú Thu" và "Cháu Trưng" cũng đã được nhắc tới trong các sách tuyên truyền của cộng sản, nhất là các tác giả Trần Khuê, Thép Mới…

Thép Mới kể lại trong "Năng Động Hồ Chí Minh" (trang 48) rằng sau 20 năm ngày rời Pac Bo, ông HCM trở lại, 1961, lúc này coi như sự nghiệp khá thành công, ông có thời giờ về thăm lại người cũ, cảnh xưa. Khi vào nhà thăm gia đình bà Ngác, HCM tiếp xúc với ông Dương Đại Lâm, người mà trước đây HCM đã gởi gắm Ngác vào gia đình (không nhắc Ngác đang ở đâu), các cháu vây quanh HCM thân mật. Tác giả còn nhấn mạnh một trong các cháu đã trở thành "thanh niên tuấn tú" góp phần xây dựng đất nước.

Cùng sách trên, Thép Mới ghi (trang 43): "Bác trực tiếp hỏi chuyện, nghe kể về hoàn cảnh gia đình và bản làng đau khổ, rất thương, nhận làm cháu nuôi, đặt cho bí danh là Trưng, Nông Thị Trưng. Trưng ở với vợ chồng Đại Lâm, tên tục là Sù, hàng ngày được đến lán Bác một giờ để Bác chỉ bảo."…Như vậy rất rõ, Nông Thị Ngác có bí danh là Nông Thị Trưng.

Vào tháng 4, 2001, Nông Đức Mạnh từ một người chưa thâm niên về chính trị lại được đưa lên làm Tổng Bí Thư Đảng. Tin cho rằng Nông Đức Mạnh là con của HCM lan rộng khắp nơi, từ trong nước ra đến hải ngoại. Khi có lời đồn này dĩ nhiên phải có sự bắt nguồn nào đó đi ra. Được tin này báo ngoại quốc Time đã làm cuộc phỏng vấn hỏi Nông Đức Mạnh có phải là con của HCM? Ông Mạnh không trả lời xác quyết là phải hay không, nhưng nói là tại Việt Nam ai cũng là con cháu của Bác Hồ. Câu trả lời sau chót "chắc chắn ông ta không phải cha ruột của tôi" cũng không đủ tin Nông Đức Mạnh nói bằng sự thât.

Từ câu trả lời trên và thái độ dấu diếm thân thế gia đình, cùng với vai trò lãnh đạo tối cao một cách đi ngang, quần chúng dường như ai nấy đều ngầm nghi vấn Mạnh có phải là con của HCM? Vậy thì làm sao biết Mẹ của Nông Đức Mạnh là bà nào? May mắn thay cho những ai muốn tìm hiểu Nông Đức Mạnh là ai, vì chưa bao giờ Đảng Cộng Sản Việt Nam hay Nông Đức Mạnh tiết lộ với báo chí hay bất cứ ai biết về tên họ cha mẹ của Mạnh một cách rõ ràng, qua tài liệu sau đây.

Trong "Ho Chi Minh", tác giả William Duiker, trang 575, viết: "In April 2001, the ralatively unknown government official Nong Duc Manh, widely rumored to be the illegitimate son of Ho Chi Minh, was elected general secretary of the VCP (Vietnamese Communist Party)- 14″

Số 14 để người đọc lật ra sau cuốn sách đọc tiếp footnote 14: "Nong Duc Manh has denied these rumors, but he concedes that his mother, a member of the Tay ethnic minority, served as Ho’s servant after the latter’s return to Vietnam during the early 1940s…"

Dịch: Vào tháng 4, 2001, người vô danh tên Nông Đức Mạnh chính thức nhậm chức trong cơ quan chính quyền, dư luận xôn xao bàn tán rộng rãi cho rằng Mạnh là con trai rơi của Hồ Chí Minh, và ông ta đã được chọn làm Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Nông Đức Mạnh phủ nhận những tin đồn này, nhưng ông ta lại công nhận rằng mẹ ông, một thành viên của dân tộc thiểu số Tầy, bà là người phục vụ ông Hồ sau khi ông Hồ trở về Việt Nam vào đầu thập niên 1940.

Nông Đức Mạnh sinh vào đầu thập niên 40. Báo Time phỏng vấn Mạnh vào 2002 và ghi ông ta được 61 tuổi. Như vậy thì ông Mạnh phải ra đời vào cuối 1941 hoặc 1942. Sau ngày sách của Duiker xuất bản, 2000, và cuộc phỏng vấn của báo Time, trang web "Đảng CSVN" sửa tiểu sử Nông Đức Mạnh lung tung…Vào 2001, chính người viết có lần vào trang này thấy ghi rõ Nông Đức Mạnh con của "nhà cách mạng Nông Văn Lai và bà Hoàng Thị Nhị", nhưng sau đó thì trống trơn không ghi gì cả. Biết đâu nhân vật Nông Văn Lai và Hoàng Thị Nhị này cũng giống như Lê Văn Tám mà Trần Huy Liệu đã nặn ra để lừa gạt mọi người trong nhiều thập niên qua? Hay Tạ Thị Kiều, một đặc công gái tưởng tượng, mà Xuân Vũ cũng một thời ca ngợi khi ông còn ở miền Bắc?

Rõ ràng câu trả lời của Nông Đức Mạnh trong sách của giáo sư Duiker và báo Time đã phần nào cho người đọc một kết luận về thân thế của ông ta. Mạnh đã trả lời mẹ là người Tầy, dân tộc thiểu số, phục vụ cho HCM trong thời gian Hồ trở về VN vào đầu thập niên 40.

Dư luận so sánh những câu chuyện kể của "Cháu Trưng" và "Chú Thu" khi Hồ ở hang Pac Bo cùng những tài liệu vừa trình bày trên để có những kết luận về cuộc đời tình ái của HCM và kẻ nối gót chính trị là ông Nông Đức Manh. HCM đã từng bị dân gian nêu danh là "bán nước hại dân". Nay kẻ thừa kế tiếp tục con đường Hồ đã đi qua, tiếp tục làm tay sai cho đàn anh Tàu cộng, bán rẻ linh hồn cho quỷ đỏ, dâng đất nhượng biển, rước hàng chục ngàn dân Tàu cộng vào chiếm cứ miền Bắc và Trung hiện nay…

Thứ Năm, 10 tháng 3, 2016

Bị đuổi học vì không đoáng đoàn phí

Đoàn hội thì cũng là một hội, một tổ chức, và là một công dân, một thanh niên đều có quyền tự do thích tham gia hội này hội nó đó là quyền của họ, không ai ép buộc họ phải tham gia hội doàn này hội đoàn nọ. Chỉ có những động vật chưa tiến hóa nên không hiểu quyền của một con người nên mới áp đặt một con người theo các quy tắc của mình tự đặt ra một cách độc tài độc đoán như vậy.


DƯỚI MÁI TRƯỜNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA HỌC SINH, SINH VIÊN PHẢI BỊ BUỘC THỰC HIỆN NHỮNG VIỆC VÔ LÝ:
- Nhồi nhét chính trị
- Tính thang điểm theo con ông cháu cha, gia đình cách mạng
- ĐÓNG ĐOÀN PHÍ…
Khi sinh viên nói “Thưa thầy! Em không biết tiền Đoàn phí của em được sử dụng vào mục đích gì nên em không đóng”. 
Thầy trả lời“Nếu anh không đóng tiền Đoàn phí thì anh ra khỏi lớp cho tôi.”
==============================
BỊ ĐUỔI HỌC VÌ KHÔNG ĐÓNG ĐOÀN PHÍ

Trên fb cá nhân của mình, sinh viên Phạm Hà Nam cho biết: Do không đóng Đoàn phí nên bị giáo viên môn Tài nguyên Sinh vật Kiều Mạnh Hưởng đuổi ra khỏi lớp, không cho tiếp tục học và dọa hạ hạnh kiểm xuống loại kém.

Sinh viên Hà Nam cho rằng việc anh không đóng phí sinh hoạt đoàn đội thì chỉ có thể đuổi anh ra khỏi đoàn chứ không thể làm như vậy.

Chiều 9/3 anh đã soạn ra nội dung đơn khiếu nại để ngày 10/3 sẽ gửi tới Giám đốc Trường Đại học Lâm nghiệp.

Dưới đây là nội dung:

"ĐƠN KHIẾU NẠI
(V/v thầy Kiều Mạnh Hưởng đuổi sinh viên ra khỏi lớp học và đe dọa không cho học nữa vì không đóng Đoàn phí)

Đồng nai, ngày 10, tháng 3, năm 2016

Kính gửi: Thầy TRẦN QUANG BẢO
Giám đốc Trường Đại học Lâm Nghiệp (Cơ sở 2)

Em tên là: PHẠM HÀ NAM Sinh năm: 1993
Hiện đang là sinh viên lớp K59E-KHMT, chuyên ngành Khoa học Môi trường, tại trường Trường Đại học Lâm Nghiệp (Cơ sở 2).

I. Em làm đơn này khiếu nại đến Thầy Giám đốc sự việc như sau:
Vào sáng ngày 8/3/2016, em lên lớp học tại phòng A2.1 để học môn Tài Nguyên Sinh Vật do thầy Kiều Mạnh Hưởng phụ trách dạy thay lớp một buổi.

Trong quá trình ngồi học, vì chỗ ngồi chật, em quay xuống xem còn chỗ trống không để giãn bàn ghế ra cho rộng, thì thầy Hưởng đã nhắc nhở em và nói em không tôn trọng thầy. Lúc đó em chỉ quay lên và không phản ứng lại, cũng như không tỏ bất kỳ thái độ nào đối với thầy Hưởng. Sau đó, thầy Hưởng hỏi lớp trưởng là em tên gì, mà lại không hỏi chính em.

Đến 9h15’, sau biết tên và tra thông tin về em, thầy Hưởng liền hỏi em vì sao không đóng tiền Đoàn phí. Em đã trả lời với thầy rằng: “Thưa thầy! Em không biết tiền Đoàn phí của em được sử dụng vào mục đích gì nên em không đóng”.

Khi đó thầy Hưởng nói rằng: “Nếu anh không đóng tiền Đoàn phí thì anh ra khỏi lớp cho tôi.”
Và thầy Hưởng đã tuyên bố trước sự chứng kiến của khoảng 40 bạn sinh viên trong lớp rằng, sẽ không cho em vào học môn của thầy nữa, và thông báo với các thầy cô khác không cho em bước chân vào lớp học.

Không chỉ dừng lại đó, thầy Hưởng tiếp tục nói em là người không có đạo đức, không có văn hóa. Sẽ hạ mức rèn luyện của em xuống loại kém.
Khi thầy Hưởng nói nếu em cứ tiếp tục ngồi trong lớp thì danh sách thi sẽ không có tên em trong đó. Khi đó em mới đứng dậy ra khỏi lớp.

Kính thưa Thầy Giám đốc – Thủ trưởng Trường Đại học Lâm Nghiệp (Cơ sở 2),

II. Qua nội dung sự việc như trên, em nêu rõ một số nguyên tắc sau:
1. Em không thực hiện nghĩa vụ đóng tiền Đoàn phí trong tư cách là một thành viên của Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM ở Trường Đại Học Lâm Nghiệp thì người có thẩm quyền xử lý vấn đề này là Ban chấp hành Đoàn Trường, chứ không phải là thầy Kiều Mạnh Hưởng. Và hình thức xử lý cao nhất trong vấn đề này là khai trừ em ra khỏi Đoàn chứ không phải là đuổi em ra khỏi lớp học. Và em sẵn sàng chấp nhận ra khỏi Đoàn.

Qua sự việc này cho thấy, thầy Kiều Mạnh Hưởng, khi đứng lớp giảng dạy đã không phân biệt được ranh giới của một người làm chuyên môn khoa học và người quản lý tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội.

2. Đuổi một sinh viên ra khỏi lớp học, đe dọa không cho học và thi, cũng như phán xét đạo đức và nhân cách của một con người chỉ vì lý do “không đóng tiền Đoàn phí”, chứng tỏ Thầy Hưởng đã đi làm một việc rất phản giáo dục trong tư cách là một giáo viên giảng dạy, và vượt quá thẩm quyền của mình trong tư cách là một người làm công tác quản lý giáo dục hay một người quản lý đoàn thể chính trị-xã hội.
III. Qua đơn khiếu nại này, em đề nghị:

1. Thầy Kiều Mạnh Hưởng tiến hành xin lỗi em công khai trước lớp tương xứng với sự tổn hại cho danh dự và nhân phẩm mà thầy Hưởng đã gây ra cho em vào ngày hôm đó.
2. Chấm dứt các hành vi cư xử tương tự như thầy Hưởng đã làm tại trường Đại học Lâm Nghiệp (Cơ sở 2) trong tương lai, không chỉ đối với riêng em, mà trong cả toàn trường.

Nếu sự việc của em không được giải quyết thỏa đáng, em sẽ cung cấp thông tin vụ việc này cho các cơ quan báo chí, thông tin công khai trên mạng xã hội, và có thể tiến hành khởi kiện thầy Kiều Mạnh Hưởng theo quy định của pháp luật.

Em mong sớm nhận phản hồi của Ban Giám Hiệu nhà trường, và trả lời khiếu nại này bằng văn bản.

Người khiếu nại

Phạm Hà Nam"
Fb Con Đường Việt Nam


Thứ Tư, 9 tháng 3, 2016

Những tên gọi, bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có hơn 30 năm hoạt động ở nước ngoài. Người qua 4 châu lục, 3 đại dương, đặt chân lên gần 30 nước, làm hàng chục nghề khác nhau. Trong điều kiện hoạt động cách mạng bí mật, bị chính quyền thực dân, đế quốc và tay sai theo dõi, bắt giam, tuyên bố tử hình vắng mặt…Người phải thay đổi họ tên rất nhiều lần. Do đó, trong cuộc đời của mình, Hồ Chí Minh có rất nhiều tên gọi, bí danh và bút danh.
Cuốn sách của Bảo tàng Hồ Chí Minh Những tên gọi bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, đưa ra con số thống kê: có 169 tên chính thức, bí danh, bút danh của Hồ Chí Minh, và nêu lên 17 bút danh, bí danh khác đang nghi là của Hồ Chí Minh cần được nghiên cứu thêm. Còn nhà sưu tầm Bá Ngọc trong cuốn sách của mình Hồ Chí Minh – Những tên gọi đi cùng năm tháng, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2003, thống kê Hồ Chí Minh có 174 tên ; trong đó có 78 tên chính thức, bí danh và 96 bút danh.
Chúng tôi xin giới thiệu 169 tên chính thức, bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Cuốn sách của Bảo tàng Hồ Chí Minh Những tên gọi bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.
Trong thời gian đến, chúng tôi sẽ cung cấp cho quý vị và bạn đọc 169 tư liệu, sự kiện quý giá liên quan đến tên gọi, bí danh, bút danh  mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng trong quá trình hoạt động cách mạng để quý vị và bạn đọc  hiểu đầy đủ hơn.  
Tên do gia đình đặt từ 1890 – 1910
1. Nguyễn Sinh Cung, 1890
2. Nguyễn Sinh Côn
3. Nguyễn Tất Thành
4. Nguyễn Văn Thành, 1901
5. Nguyễn Bé Con
Tên gọi – bút danh trong thời gian Bác đi tìm đường cứu nước đến khi về nước (1911 – 1941)
6. Văn Ba, 1911
7. Paul Tất Thành, 1912
8. Tất Thành, 1914
9. Pôn Thành (Paul Thành), 1915
10. Nguyễn Ái Quốc, 1919
11. Phéc-đi-năng
12. An-be đơ PU-VUA-VIN (Anbert de POUVOURVILLE), 1920
13. Nguyễn A.Q, 1921-1926
14. CULIXE, 1922
15. N.A.Q, 1922
16. Ng.A.Q, 1922
17. Hăngri Trần (Henri Tchen), 1922
18. N, 1923
19. Cheng Vang, 1923
20. Nguyễn, 1923
21. Chú Nguyễn, 1923
22. Lin, 1924
23. Ái Quốc, 1924
24. Un Annamite (Một người An Nam), 1924
25. Loo Shing Yan, 1924
26. Ông Lu, 1924
27. Lý Thụy, 1924
28. Lý An Nam, 1924-1925
29. Nilốpxki (N.A.Q), 1924
30. Vương, 1925
31. L.T, 1925
32. HOWANG T.S, 1925
33. Z.A.C, 1925
34. Lý Mỗ, 1925
35. Trương Nhược Trừng, 1925
36. Vương Sơn Nhi, 1925
37. Vương Đạt Nhân, 1926
38. Mộng Liên, 1926
39. X, 1926
40. H.T, 1926
41. Tống Thiệu Tổ, 1926
42. X.X, 1926
43. Wang, 1927
44. N.K, 1927
45. N. Ái Quốc, 1927
46. Liwang, 1927
47. Ông Lai, 1927
48. A.P, 1927
49. N.A.K, 1928
50. Thọ, 1928
51. Nam Sơn, 1928
52. Chín (Thầu Chín), 1928
53. Víchto Lơ bông (Victor Lebon), 1930
54. Ông Lý, 1930
55. Ng. Ái Quốc, 1930
56. L.M. Vang, 1930
57. Tiết Nguyệt Lâm, 1930
58. Pôn (Paul), 1930
59. T.V. Wang, 1930
60. Công Nhân, 1930
61. Vícto, 1930
62. V, 1931
63. K, 1931
64. Đông Dương, 1931
65. Quac.E. Wen, 1931
66. K.V, 1931
67. Tống Văn Sơ, 1931
68. New Man, 1933
69. Li Nốp, 1934
70. Teng Man Huon, 1935
71. Hồ Quang, 1938
72. P.C.Lin (PC Line), 1938
73. D.C. Lin, 1939
74. Lâm Tam Xuyên, 1939
75. Ông Trần, 1940
76. Bình Sơn, 1940
77. Đi Đông (Dic-donc)
78. Cúng Sáu Sán, 1941
79. Già Thu, 1941
80 Kim Oanh, 1941
81. Bé Con, 1941
82. Ông Cụ, 1941
83. Hoàng Quốc Tuấn, 1941
84. Bác, 1941
Tên gọi – bút danh trong thời gian Bác lãnh đạo cách mạng Việt Nam tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám thành công (1942 – 1945)
85. Thu Sơn, 1942
86. Xung Phong, 1942
87. Hồ Chí Minh, 1942
88. Hy Sinh, 1942
89. Cụ Hoàng, 1945
90. C.M. Hồ, 1945
91. Chiến Thắng, 1945
92. Ông Ké, 1945
93. Hồ Chủ tịch, 1945
94. Hồ, 1945
95. Q.T, 1945
96. Q.Th, 1945
97. Lucius, 1945
Tên gọi – bút danh trong thời gian Bác lãnh đạo nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954)
98. Bác Hồ, 1946
99. T.C, 1946
100. H.C.M, 1946
101. Đ.H, 1946
102. Xuân, 1946
103. Một người  Việt Nam, 1946
104. Tân Sinh, 1947
105. Anh, 1947
106. X.Y.Z, 1947
107. A, 1947
108. A.G, 1947
109. Z, 1947
110. Lê Quyết Thắng, 1948
111. K.T, 1948
112. K.Đ, 1948
113. G, 1949
114. Trần Thắng Lợi, 1949
115. Trần Lực, 1949
116. H.G, 1949
117. Lê Nhân, 1949
118. T.T, 1949
119. DIN, 1950
120. Đinh, 1950
121. T.L, 1950
122. Chí Minh, 1950
123. C.B, 1951
124. H, 1951
125. Đ.X, 1951
126. V.K, 1951
127. Nhân dân, 1951
128. N.T, 1951
129. Nguyễn Du Kích, 1951
130. Hồng Liên, 1953
131. Nguyễn Thao Lược, 1954
132. Lê, 1954
133. Tân Trào, 1954
Tên gọi – bút danh trong thời gian Bác lãnh đạo nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Mỹ đến khi Bác qua đời (1955 – 1969)
134. H.B, 1955
135. Nguyễn Tân, 1957
136. K.C, 1957
137. Chiến Sĩ, 1958
138. T, 1958
139. Thu Giang, 1959
140. Nguyên Hảo Studiant (Nguyên Hảo, sinh viên), 1959
141. Ph.K.A, 1959
142. C.K, 1960
143. Tuyết Lan, 1960
144. Giăng Pho (Jean Fort), 1960
145. Trần Lam, 160
146. Một người Việt kiều ở Pháp về, 1960
147. K.K.T, 1960
148. T. Lan, 1961
149. Luật sư Th.Lam, 1961
150. Ly, 1961
151. Lê Thanh Long, 1963
152. CH-KOPP (A-la-ba-na), 1963
153. Thanh Lan, 1963
154. Ngô Tam, 1963
155. Nguyễn Kim, 1963
156. Ng~. Văn Trung, 1963
157. Dân Việt, 1964
158. Đinh Văn Hảo, 1964
159. C.S, 1964
160. Lê Nông, 1964
161. L.K, 1964
162. K.O, 1965
163. Lê Ba, 1966
164. La lập, 1966
165. Nói Thật, 1966
166. Chiến Đấu, 1967
167. B
168. Việt Hồng, 1968
169. Đinh Nhất, 1968
NHỮNG TÊN GỌI, BÍ DANH, BÚT DANH CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH CẦN ĐƯỢC NGHIÊN CỨU THÊM
1.     U.L. Bút danh ký dưới bài viết đăng trên báo Người cùng khổ, năm 1922
2.     H.A. Bút danh ký dưới bài viết đăng trên báo Người cùng khổ, năm 1923
3.     Nguyễn Hữu Văn. Bút danh ký dưới bài viết đăng trên báo Công nhân Ba cu, năm 1927
4.     Nguyễn Hải Khách. Bí danh dùng năm 1924
5.     Diệu Hương. Bút danh ký dưới bài đăng báo Thanh niên, năm 1926
6.     T.V. Bí danh dùng khi ở Hương Cảng
7.     Wau you. Bí danh dùng khi ở Hương Cảng
8.     Nguyễn Lai. Bí danh dùng khi hoạt động ở Thái Lan
9.     Chính. Bí danh dùng khi hoạt động ở Thái Lan
10.   Tín. Bí danh dùng khi hoạt động ở Thái Lan
11.  Vương Bạc Nhược. Bí danh dùng khi hoạt động ở Quảng Châu, Trung Quốc, năm 1925
12. Đ.L.Đ. Bút danh ký dưới bài viết đăng trên báo Cứu quốc
13. T.R. Bút danh ký dưới bài viết đăng trên báo Cứu quốc
14. H.L. Bút danh ký dưới bài viết đăng trên báo Nhân dân
15. H.C. Bút danh ký dưới bài viết đăng trên báo Nhân dân
16. L. Bút danh ký dưới bài viết năm 1959
17. Lê Đinh. Ký trong một số bức điện gửi ra nước ngoài
………………………….
Theo “Những tên gọi, bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh,”
Bảo tàng Hồ chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2001
HOÀNG ANH TUẤN